Sự kiện hot
13 năm trước

Dạo quanh cổng trường tuần qua nào!

Cùng chúng tớ làm một vòng quanh các giảng đường, cổng trường xem có gì hay ho không, teen nhé!

Cùng chúng tớ làm một vòng quanh các giảng đường, cổng trường xem có gì hay ho không, teen nhé!

1. Ngôi trường chuyên nhận học trò bất hảo

Các bạn tin nổi không, có một trường tư thục đặc biệt chuyên nhận dạy những học sinh bất hảo ở vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội đấy. Ngôi trường kỳ lạ này có tên THPT tư thục Phú Bình (Phú Mãn, Quốc Oai, Hà Nội), hiệu trưởng là cô Đào Diệu Thúy.

Cách đây 6 năm, Bộ GDĐT ra cơ chế tuyển sinh mới khiến cho rất nhiều teen yếu kém hoặc có hạnh kiểm yếu chỉ biết kêu trời vì không có chỗ để học và không có trường công lập nào dám nhận.

“Nếu đẩy các em ra khỏi môi trường học tập thì các em sẽ hư hỏng thực sự” – ý nghĩ đó đã nhiều đêm làm cô Thuý mất ngủ. Cô quyết định thế chấp sổ đỏ căn nhà đang ở, bán đồ đạc có giá trị, bỏ dạy tại trường đang công tác để mở trường tư thục Phú Bình. 60 học sinh đầu tiên thuộc diện “yếu, dốt, láo” được nhận vào học với mức học phí 55.000 đồng/tháng.


Cô Đào Diệu Thuý trong một giờ truy bài tại Trường Phú Bình

Sau 6 năm nỗ lực vừa dạy vừa rút kinh nghiệm, các thầy cô trường Phú Bình đã có được những “đột phá”: Nếu năm học 2007 – 2008, trường chỉ có 1 học sinh đỗ đại học, thì năm học 2010 – 2011, trường có khoảng 15% học sinh đỗ đại học. Số học sinh tốt nghiệp THPT tăng dần: Từ 37,7% năm học 2007 – 2008 đến năm 2010 – 2011, đạt 97,7 % (có 2 học sinh bỏ thi). Đây quả là một kỳ tích, teen nhỉ?

Mới đây, đề toán của bé K - một học sinh lớp 6 trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội xuất hiện trên mạng, đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dân cư mạng, dấy lên một diễn đàn khá sôi nổi.

V - gia sư dạy Toán của bé K, dù đang là sinh viên, cũng phải "toát mồ hôi" vì đề toán của cậu học trò.

Gia sư V đem những bài tập của trò lớp 6 ra hỏi các bạn trong xóm trọ – hầu hết là SV ĐH Mỏ - Địa chất và Học viện Tài chính. Những cử nhân tương lai tranh luận ỏm tỏi mà vẫn… chưa đâu vào đâu.


Một số bài toán trong phiếu bài tập của K.

Theo V và một số bạn trong xóm thì hồi họ học lớp 6, không phải làm những bài tập “khó đến như thế này!

Nhưng bé K chia sẻ cô giáo chỉ cho phép không làm được 2 trong số 14 bài luyện này. Ba bài kiểm tra 15 phút gần đây của bé K đều chỉ được 2 điểm, mặc dù bài có dễ hơn. “Có 2, 3 bạn được 10, còn lại rải rác từ 5, 6 tới 7, 8”.

3. Xét tuyển NV3: Phút cuối vẫn đìu hiu

Ngày 5/10 là hạn cuối các thí sinh được quyền rút hồ sơ ĐKXT NV3, song tại nhiều trường ĐH, chỉ có lác đác thí sinh đến nộp hồ sơ. Nhiều ngành nhận được số hồ sơ chưa vượt quá 5 đầu ngón tay.

ĐH Đà Lạt nhận hồ sơ xét tuyển NV3 ở 30 ngành đào tạo, mức điểm xét tuyển chỉ bằng điểm sàn của Bộ. Thế nhưng, theo thống kê của trường đến ngày 30.9, có đến 16 ngành nhận được dưới 5 hồ sơ.


Rất ít thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 3

Với gần 2000 chỉ tiêu xét tuyển NV3, nhưng đến ngày 30.9, ĐH Huế mới nhận được 259 hồ sơ. Nhiều ngành có xét tuyển tại các trường thành viên của ĐH Huế chỉ nhận được 1 đến 2 bộ hồ sơ.

Theo quy định của Bộ GDĐT, thời gian xét tuyển NV3 kéo dài đến 17 giờ ngày 10.10.

Xem ra teen nhà mình không mấy mặn mà với nguyện vọng 3 nhỉ?

4. Tốt nghiệp đại học ở tuổi 79

79 tuổi, ông Retiree Musa Jaafar vừa nhận bằng tốt nghiệp chuyên ngành Khoa học Xã hội tại trường đại học Sains Malaysia. Ông còn tuyên bố sẽ tiếp tục theo học bằng thạc sĩ cùng chuyên ngành, nếu như sức khỏe cho phép.


Hơn 50 người nhà của ông Musa đến chúc mừng ông trong lễ tốt nghiệp

"Dù tôi đã có 9 đứa con, 40 cháu và 1 chắt, tôi vẫn thấy tuổi tác không phải vấn đề đối với nỗ lực hoàn thiện bản thân" - ông khẳng định.

Cùng tốt nghiệp với ông Musa còn có ông Ab Hamid Yunos, 74 tuổi - một cán bộ quân đội về hưu tốt nghiệp ngành Nhân văn.Thế mới biết tuổi tác không thể cản đường sự ham học của con người, phải không các bạn?

5. Teen Anh đi học không dùng bút

Chắc teen không tin, nhưng có tới hơn 50% học sinh tiểu học Anh không có khả năng diễn đạt những câu dài!

Bởi vậy, 1000 trường học trên nước Anh đã tổ chức phát động và tham gia chiến dịch một ngày đi học không dùng bút  - “No Pen Day" để khắc phục khả năng nghe - nói cho học sinh.

Các buổi học không sử dụng bút hay bất kỳ dụng cụ ghi chép nào khác mà các thầy cô cùng học trò chỉ “nói, nói và nói” để truyền đạt nội dung bài học mà thôi. Học sinh sẽ phải tự mình tìm cách để tiếp thu nội dung bài học hay diễn đạt ý kiến của mình sao cho hiệu quả nhất.

Nghe đã thấy thú vị rồi! Chẳng biết teen nước mình khi nào sẽ đi học "không bút" như thế nhỉ? ^ ^

Nhác

2. Sinh viên ĐH toát mồ hôi với toán lớp 6

Từ khóa: