Sự kiện hot
4 năm trước

Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020-2030

Vừa qua tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh trạnh phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Diễn đàn "Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020 - 2030".

Diễn đàn được tổ chức nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bền vững cho các ngành hàng tại Việt Nam, phát huy năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp, hoạch định những chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

 Quang cảnh Diễn đàn

 Quang cảnh Diễn đàn

 Diễn đàn có sự tham gia của gần 300 đại biểu đại diện cho các cơ quan Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), khẳng định Việt Nam rất có tiềm năng phát triển kinh tế số. Quy mô nền kinh tế số Việt Nam đứng hàng đầu Đông Nam Á và chỉ đứng sau Indonesia. Thương mại điện tử đang là cấu phần quan trọng của kinh tế số với tốc độ tăng trưởng trên 25% và tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương

Du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến và gọi xe trực tuyến… đang là xu hướng tiêu dùng công nghệ. Đây là cơ hội cho phát triển kinh tế số, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thì đây là hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp.

 Thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp đó là nguồn nhân lực có kỹ năng số, theo dự đoán năm 2020 Việt Nam thiếu khoảng 500.000 chuyên gia trong lĩnh vực dữ liệu", bà Huyền nói.

Ông Vũ Xuân Trường, Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ. Trước đây, các doanh nghiệp nhỏ chưa quan tâm đến tầm nhìn chiến lược, bởi họ còn phải "chạy ăn từng bữa", tuy nhiên 3-5 năm nay tư duy này đã thay đổi.

"Việc thay đổi đầu tiên của các doanh nghiệp là tư duy thương hiệu. Hãy coi thương hiệu là vũ khí để cạnh tranh. Thứ hai là tư duy thị trường, tư duy quản trị và tư duy lãnh đạo. Mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đều là điểm tiếp xúc thương hiệu. Tư duy tầm nhìn mới, chiến lược thương hiệu kết hợp truyền thông - hiện đại, phát huy tinh thần thương hiệu Việt", ông Trường nhấn mạnh.

Ông Trần Nguyên Phúc – Đại diện dự án Intage Việt Nam

Ông Trần Nguyên Phúc – Đại diện dự án Intage Việt Nam

Ông Trần Nguyên Phúc – Đại diện dự án Intage Việt Nam có ý kiến một doanh nghiệp đột phá là một doanh nghiệp có khả năng gạt bỏ đi những quan niệm cố hữu và đi sâu vào nhận thức của khách hàng để hiểu họ một cách toàn diện khi mà những lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá cả đang ở ngưỡng cân bằng. Tư tưởng của người tiêu dùng ngày một trở nên hiện đại và theo xu hướng toàn cầu hoá, để phục vụ nhu cầu giải quyết vấn đề của khách hàng thì ứng dụng những giải pháp công nghệ là biện pháp tối ưu nhất giúp cho doanh nghiệp có thể đi sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những ý tưởng phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Diễn đàn đã thảo luận về những chiến lược thương hiệu cho doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường mở, đặc biệt là sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh COVID-19. Theo đó, những sản phẩm liên quan đến sức khỏe, gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững được đánh giá sẽ chiếm ưu thế trong tương lai.

Hoàng Nhung

Theo Theo KTDU

Từ khóa: