Sự kiện hot
5 năm trước

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Thị trường đã có tuần giao dịch khởi sắc và hầu hết các cổ phiếu đưa ra khuyến nghị đều bật tăng, đáng kể có GEX và SAB tăng hơn 15%.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* Theo BSC, có thể mở vị thế đối với KDC tại vùng giá 30-31

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ tín hiệu tích cưc này. Đường giá cổ phiếu cũng đã chạm lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.

Như vậy, nhà đầu chỉ tư có thể mở vị thế tại vùng giá 30.0-31.0, chốt lãi tại vùng giá 39.0-40.0 và cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 29.0.

Bên cạnh những kế hoạch như chiến lược quay về mảng truyền thống bánh kẹo ngay trong quý III/2020 với mục tiêu lấy lại vị trí thứ 2 trong thời gian không xa, dự kiến sáp nhập Kido Foods (KDF)…, cổ phiếu KDC cũng đã có đợt hồi phục khá tích cực theo xu hướng chung của thị trường, sau đợt suy giảm hồi cuối tháng 6.

Trong tuần qua, với việc đón nhận 2 phiên tăng, 1 phiên giảm và 2 phiên đứng giá, tổng cộng, giá cổ phiếu KDC tăng 1.500 đồng (+5,19%) từ mức giá 28.900 đồng/CP lên 30.400 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua, BSC khuyến nghị mở vị thế đối với HDG tại vùng giá 20-21

MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu HDG với giá mục tiêu 24.400 đồng trên cơ sở (i) Sở hữu quỹ đất lớn, tạo tiền đề tăng trưởng mạnh mảng kinh doanh bất động sản, trong đó dự án Hado Charm Villas sẽ tạo nguồn thu lớn trong giai đoạn 2020-2021, (ii) các dự án năng lượng sạch đem lại nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp, và (iii) hoạt động M&A sẽ tác động tích cực đến việc mở rộng quỹ đất và các dự án năng lượng tái tạo. 

Trong khi đó, theo BSC, nhà đầu tư có thể mở vị thế tại vùng giá 20-21 và có thể cân nhắc chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 26.0 trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 19.0.

Với những đánh giá và phân tích triển vọng của Hà Đô, cổ phiếu HDG đã giao dịch khá khởi sắc trong những phiên đầu tuần. Tuy nhiên, cổ phiếu này đã hạ nhiệt và quay đầu điều chỉnh trong phiên cuối tuần trong bối cảnh thị trường chung chịu áp lực bán khá mạnh.

Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên đứng giá và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HDG tăng 1.350 đồng (+6,98%) từ mức giá 19.350 đồng/CP lên 20.700 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 24.400 đồng/CP, thị giá hiện tại của HDG còn thấp hơn 15,16%.

* VCSC khuyến nghị khả quan cho TPB với giá mục tiêu 24.500 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị khả quan cho TPB với giá mục tiêu 24.500 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 14,5%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Mới đây, HĐQT TPBank đã thông qua chủ trương lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc điều chỉnh phương án tăng vốn điều lệ năm 2020. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông là ngày 19/7, thời gian lấy ý kiến từ 3/8 đến 17/8.

Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, TPBank được cổ đông thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 8.566 tỷ đồng lên 10.199 tỷ đồng bằng phương án trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%.

Về diễn biến nhóm cổ phiếu ngân hàng, sau những tuần liên tiếp điều chỉnh đã có dấu hiệu hồi phục trong tuần qua khi phần lớn các mã đã lấy lại đà tăng điểm, trong đó TPB cũng không ngoại trừ. Thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày cuối tuần 10/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TPB tăng 1.100 đồng (+5,34%) từ mức giá 20.600 đồng/CP lên 21.700 đồng/CP.

* MBS khuyến nghị mua cổ phiếu FPT, BSC khuyến nghị có thể mở vị thế tại vùng giá 46-47

MBS khuyến nghị mua cổ phiếu FPT với giá mục tiêu 65.000 đồng/CP. Ngành xuất khẩu phần mềm có quy mô doanh thu lớn gấp 10.000 lần quy mô doanh thu của FPT và duy trì tốc độ tăng trưởng tiềm năng gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu. Trong khi đó, FPT có lợi thế cạnh tranh về nguồn lực nhân công với chất lượng cao và giá thành rẻ so với đối thủ.

Trong khi đó, theo BSC, nhà đầu tư trung và dài hạn có thể mở vị thế tại vùng giá 46-47 và có thể cân nhắc chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 57.2 trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 45.0.

Diễn biến cổ phiếu FPT tuần qua khá khởi sắc khi đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm duy nhất ngày cuối tuần 10/7. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 1.550 đồng (+3,35%) từ mức giá 46.250 đồng/CP lên 47.800 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà MBS đặt ra là 65.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của FPT còn thấp hơn 26,26%.

* Theo BSC, nên mở vị thế đối với GEX tại vùng giá 18-19

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ tín hiệu tích cưc này. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu chỉ tư nên mở vị thế tại vùng giá 18.0-19.0 khi GEX vượt ngưỡng kháng cự này với thanh khoản cao. Mức giá chốt lãi tại ngưỡng kháng cự 22.0 và mức giá cắt lỗ tại ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 16.0.

Vừa qua, HĐQT Gelex đã thông qua quyết định chào mua công khai 95 triệu cổ phiếu VGC của Tổng công ty Viglacera, tương đương 21,19% vốn điều lệ thực góp của VGC. Nếu giao dịch thành công, nhóm Gelex sẽ nắm giữ tổng cộng 260,93 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng 46,15%. Thông tin trên đã khiến cổ phiếu GEX có tuần giao dịch khá nóng khi tăng mạnh cả về giá và thanh khoản.

Cụ thể, với việc đón nhận 4 phiên tăng, trong đó 1 phiên tăng trần ngày 9/7 và 1 phiên đứng giá 6/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GEX tăng 2.750 đồng (+15,9%) từ mức giá 17.300 đồng/CP lên 20.05 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị khả quan dành cho GAS với giá mục tiêu 76.000 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho GAS với giá mục tiêu 76.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 11,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,5%). Theo giá đóng cửa hôm nay, GAS hiện đang giao dịch với P/E dự phóng 2020 là 21 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Thông tin Công ty dự chi gần 3.700 tỷ đồng trả cổ tức còn lại năm 2019 từ ngày 31/10/2020, thời gian chốt danh sách cổ đông là 15/7, đã giúp cổ phiếu GAS có tuần giao dịch khởi sắc. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GAS tăng 4.000 đồng (+5,69%) từ mức giá 70.300 đồng/CP lên 74.300 đồng/CP.

* PHS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu SAB

Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu SAB khoảng 157,000 đồng/cổ phiếu trong năm 2020 (-5.9% so với giá hiện tại). Từ đó đưa ra khuyến nghị giữ cho cổ phiếu này.

Thông tin nhà nước sẽ thoái toàn bộ 36% vốn tại Sabeco đã khiến cổ phiếu SAB dậy sóng khi đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp trong tuần qua. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SAB tăng 31.000 đồng (+17,71%) từ mức giá 175.000 đồng/CP lên 206.000 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho MWG với giá mục tiêu 164.500 đồng/CP

Chúng tôi có khuyến nghị mua và giá mục tiêu 164.500 đồng dành cho MWG, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 99,2% bao gồm lợi suất cổ tức 2,2%.

Sau tuần mất điểm đầu tháng 7, cổ phiếu MWG đã có những nhịp hồi nhẹ, tuy nhiên vẫn còn cách khá xa kỳ vọng của VCSC đặt ra. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 1.200 đồng (+1,47%) từ mức giá 81.700 đồng/CP lên 82.900 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà VSCS đưa ra là 164.500 đồng/CP, thị giá hiện tại của MWG còn thấp hơn 49,6%.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 160.000 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho SCS với giá mục tiêu 160.000 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 34,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,4%.

Mặc dù có dấu hiệu chốt lời khiến cổ phiếu SCS rung lắc và có những nhịp điều chỉnh nhẹ, nhưng thông tin chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 50% bằng tiền mặt đã phần nào giúp cổ phiếu này vẫn giữ được đà tăng nhẹ. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SCS tăng 3.000 đồng (+2,46%) từ mức giá 122.000 đồng/CP lên 125.000 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của PLX nằm tại khu vực 18-18.5

Các chỉ báo kỹ thuật hiện đa số đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của PLC. Chỉ báo động lượng RSI đang tăng dần và còn cách khá xa vùng quá mua nên đà tăng có thể vẫn được duy trì trong những phiên tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của PLC nằm tại mốc 15.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại khu vực 18-18.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 14.5 bị xuyên thủng.

Tuần qua, Petrolimex đã công bố thông tin hoàn tất việc bán xong 15 triệu cổ phiếu quỹ với giá bình quân 45.318 đồng/CP, thu về gần 680 tỷ đồng. Qua đó, Công ty giảm lượng cổ phiếu quỹ từ hơn 103 triệu đơn vị xuống còn hơn 88 triệu đơn vị.

Diễn biến cổ phiếu PLX tuần qua biến động khá nhẹ với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm nhẹ ngày cuối tuần 10/7 và 1 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PLX tăng nhẹ 400 đồng (+0,87%) từ mức giá 45.950 đồng/CP lên 46.350 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho BMP với giá mục tiêu 60.800 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho BMP với giá mục tiêu 60.800 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 16,1%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,1%). Theo giá cổ phiếu hiện tại, BMP hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 11,9 lần, dựa theo dự báo của chúng tôi.

Trái với khuyến nghị của VCSC, cổ phiếu BMP đã có tuần giao dịch không mấy tích cực khi đón nhận 1 phiên tăng nhẹ ngày 8/7, 2 phiên đứng giá và 2 phiên giảm. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BMP giảm 2.100 đồng (-3,75%) từ mức giá 56.000 đồng/CP xuống 53.900 đồng/CP.

N.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: