Sự kiện hot
4 năm trước

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Mặc dù dòng tiền chảy mạnh giúp thị trường có tuần giao dịch khởi sắc và chỉ số VN-Index đã vượt qua mốc kháng cự tâm lý mạnh 1.000 điểm, nhưng nhiều cổ phiếu được đưa khuyến nghị tuần qua đã để mất giá.

Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* MBS và VCSC cùng khuyến nghị mua VRE

MBS khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VRE với giá mục tiêu 38.100 đồng/CP trên cơ sở Vincom Retail là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, phát triển và vận hành bất động sản bán lẻ; Thị trường bán lẻ Việt Nam duy trì triển vọng khả quan; Hưởng lợi từ hệ sinh thái VinGroup, và Việc phát triến shophouse, tháp văn phòng và căn hộ để bán tại một số trung tâm thương mại Vincom Center bổ sung nguồn thu và dòng tiền cho VRE.

Tương tự, VCSC duy trì khuyến nghị mua cho VRE trong khi tăng giá mục tiêu 14% đạt 40.000 đồng/CP, chủ yếu do 1) cập nhật mô hình giá mục tiêu đến cuối năm 2021, 2) giả định tỷ lệ vốn hóa (cap rate) thấp hơn cho các trung tâm thương mại VCC và VMM, và 3) tỷ lệ WACC thấp hơn đến từ giả định chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn.

Trái với kỳ vọng của MBS và VCSC, diễn biến cổ phiếu VRE vẫn duy trì trạng thái lình xình với những phiên tăng giảm trong biên độ hẹp. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm vào cuối tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VRE tăng nhẹ 100 đồng (+0,36%) từ mức giá 27.650 đồng/CP lên 27.750 đồng/CP.

* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu GEG trở về vùng giá 18.5

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh vùng giá 16.50 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu trở về vùng giá 18.5, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 15.5.

Mặc dù không có sự bứt phá mạnh nhưng cổ phiếu GEG đã có tuần giao dịch khởi sắc cùng thanh khoản tăng vọt với những phiên khớp lệnh hơn 1 triệu đơn vị. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GEG tăng 650 đồng (+4,13%) từ mức giá 15.750 đồng/CP lên 16.400 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu VPB

Chúng tôi nâng giá mục tiêu thêm 12,5% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) khi (1) cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021 và (2) điều chỉnh giảm giả định chi phí vốn của chúng tôi, giúp bù đắp cho mức giảm 4,4% trong dự báo thu nhập ròng trong giai đoạn 2020-2024 so với dự báo trước đây của chúng tôi.

Mới đây, VPB thông báo về phương án phát hành cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/CP. Sau thông tin này, giá cổ phiếu VPB đã giữ được mức tăng trong 3 tuần liên tiếp. Trong đó, tuần qua với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày cuối tuần 27/11 và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 23/11, tổng cộng, giá cổ phiếu VPB tăng 1.500 đồng (+5,88%) từ mức giá 25.500 đồng/CP lên 27.000 đồng/CP.

* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu APC trở về vùng giá 24-25

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku trong phiên hôm nay, cho thấy tín hiệu khởi đầu xu hướng tăng giá trung hạn.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh vùng giá 21.5-22.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu trở về vùng giá 24-25, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 20.5.

Cổ phiếu APC đã có tuần giao dịch khởi sắc, đặc biệt phiên 25/11 đã tăng gần hết biên độ. Cụ thể, thống kê với việc đón nhận 4 phiên tăng và chỉ duy nhất 1 phiên giảm ngày 24/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu APC tăng 1.600 đồng (+8%) từ mức giá 20.000 đồng/CP lên 21.600 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho DHC với giá mục tiêu 66.800 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho DHC với giá mục tiêu 66.800 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 26,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 3,7%, dựa theo giá đóng cửa hôm nay.

Mặc dù chưa được thông qua nhưng trong tài liệu ĐHCĐ bất thường, DHC đã đưa ra việc điều chỉnh tăng kế hoạch doanh thu năm 2020 từ 2.338 tỷ đồng lên 2.680 tỷ đồng, tương ứng tăng 15% và lợi nhuận sau thuế tăng 50% lên 300 tỷ đồng, đồng thời dự kiến mức cổ tức được nâng từ 30% lên 45%. Những thông tin tích cực này đã hỗ trợ tốt giúp DHC duy trì sắc xanh trong cả tuần qua.

Cụ thể, với việc đón nhận 5 phiên tăng liên tiếp, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DHC tăng 5.700 đồng (+10,82%) từ mức giá 52.700 đồng/CP lên 58.400 đồng/CP. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 66.800 đồng/CP, thị giá hiện tại của DHC còn thấp hơn 12,57%.

* VCSC khuyến nghị mua cho PHR với giá mục tiêu 70.800 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho PHR với giá mục tiêu 70.800 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 15,4%, bao gồm lợi suất cổ tức 6,2%.

Trái với khuyến nghị của VCSC, sau tuần giao dịch khởi sắc bởi thông tin chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức 25% bằng tiền mặt, cổ phiếu PHR đã có những nhịp điều chỉnh bởi áp lực bán gia tăng. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PHR giảm 1.100 đồng (-1,7%) từ mức giá 64.600 đồng/CP xuống 63.500 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho BVH với giá mục tiêu 68.400 đồng/CP

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho Tập đoàn Bảo Việt (BVH) và nâng giá mục tiêu 15,0% lên 68.400 đồng/CP. Mức tăng trong giá mục tiêu của chúng tôi chủ yếu đến từ mức tăng 18,6% trong dự phóng thu nhập ròng 2021 cũng như tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021 và việc giảm 1,2 điểm % trong dự phóng chi phí vốn của chúng tôi.

Trái với khuyến nghị của VCSC, mặc dù cổ phiếu BVH hồi phục khá tích cực trong phiên cuối tuần ngày 27/11 nhưng chưa đủ để giúp cổ phiếu này lấy lại thăng bằng trước những phiên mất điểm trước đó. Cụ thể, với việc đón nhận 1 phiên tăng, 3 phiên giảm và 1 phiên đứng giá tham chiếu, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BVH giảm 1.000 đồng (-1,76%) từ mức giá 56.800 đồng/CP xuống 55.800 đồng/CP.

* Theo BSC, mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu TV2 nằm tại mức 55

Phiên giao dịch 24/11, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng mới. Mặt khác, chỉ báo RSI cũng vừa mới đi vào vùng quá mua báo hiệu tiềm năng xuất hiện áp lực bán ngắn hạn tại vùng cản quanh 50. Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của TV2 nằm tại khu vực xung quanh giá 49. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 55, cắt lỗ nếu ngưỡng 48 bị xuyên thủng.

Cổ phiếu TV2 đã nhanh chóng lấy lại đà tăng khá tốt sau tuần mất điểm trước đó. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm nhẹ, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TV2 tăng 3.300 đồng (+7,17%) từ mức giá 46.000 đồng/CP lên 49.300 đồng/CP. So với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 55.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của TV2 còn thấp hơn 10,36%.

* BVSC khuyến nghị tích cực DRC với giá mục tiêu 26.400 đồng/CP

Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với giá mục tiêu 1 năm là 26.400 đồng/cp (lợi nhuận tiềm năng: 33,8%; bao gồm lợi suất cổ tức hấp dẫn 7,2%), định giá công ty ở mức EV/EBITDA năm 2021 hợp lý là 6,0x.

Thông tin đáng chú ý đối với DRC tuần qua là việc bổ nhiệm thêm 1 Phó tổng giám đốc từ ngày 25/11. Diễn biến cổ phiếu DRC cũng đã đảo chiều hồi phục sau những phiên điều chỉnh ngày đầu tuần. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DRC tăng 300 đồng (+1,44%) từ mức giá 20.850 đồng/CP lên 21.150 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu 95.700 đồng/CP

Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua cho PNJ với giá mục tiêu 95.700 đồng/CP, tương đương lợi suất kỳ vọng 32,1%, bao gồm 2,4% tỷ suất cổ tức, dựa theo giá đóng cửa gần nhất.

Thông tin ngày 8/12 tới sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 6% đã giúp cổ phiếu PNJ giao dịch khởi sắc cùng thanh khoản sôi động hơn. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 24/11 và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 26/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PNJ tăng 5.200 đồng (+7,07%) từ mức giá 73.600 đồng/CP lên 78.800 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu DCM

Chúng tôi nâng khuyến nghị cho CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) từ khả quan lên mua trong khi tăng giá mục tiêu thêm khoảng 8%, khi chúng tôi tăng dự báo lợi nhuận năm 2020/2021 thêm 26%/7%, cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 và tỷ lệ WACC giảm 1 điểm phần trăm.

Trái với khuyến nghị của VCSC, tuần qua, cổ phiếu DCM rung lắc với những phiên tăng giảm xen kẽ. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu DCM giảm nhẹ 100 đồng (-0,82%) từ mức giá 12.250 đồng/CP xuống 12.150 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu MWG

Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Đầu tư Thế giới Di Động (MWG) khi cho rằng khả năng triển khai kinh doanh mạnh mẽ của MWG sẽ giúp tăng trưởng lợi nhuận tăng tốc sau năm 2020. MWG hiện có P/E dự phóng năm 2020 hấp dẫn đạt 13,2 lần, trong bối cảnh chúng tôi dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 33% trong giai đoạn 2020-2023.

Cổ phiếu MWG đã hồi phục sau trong tuần cuối cùng của tháng 11 sau nhịp điều chỉnh nhẹ ở tuần trước. Cụ thể, với việc đón nhận 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 24/11 và 1 phiên đứng giá tham chiếu ngày 25/11, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG tăng 4.700 đồng (+4,24%) từ mức giá 110.800 đồng/CP lên 115.500 đồng/CP.

* Theo BSC, cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu TDM tiệm cận vùng 27.000 đồng/CP

Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều đang ủng hộ nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh vùng giá 24.0-25.0 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận vùng 27.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 24.0. Nếu đà tăng kéo dài, chốt lãi trung hạn tại ngưỡng giá 32.0

Không nằm ngoài dự đoán của BSC, cổ phiếu TDM giao dịch khá tích cực, tiến sát mức giá tham chiếu 27.000 đồng/CP. Cụ thể, thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TDM tăng 1.850 đồng (+7,4%) từ mức giá 25.000 đồng/CP lên 26.850 đồng/CP.

* KBSV và MBS cùng khuyến nghị mua cổ phiếu STK

KBSV khuyến nghị mua với mã cổ phiếu STK, doanh nghiệp sợi dài polyester niêm yết lớn nhất tại Việt Nam nhờ hưởng lợi từ các Hiệp định thương mại tự do, tiềm năng tăng trưởng nhu cầu sợi tái chế, kỳ vọng vụ điều tra chống bán phá giá sợi dài làm từ polyester với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài sớm có kết quả, cùng với việc nhu cầu tiêu thụ ngành dệt may hậu Covid-19 hồi phục.

Bên cạnh đó, dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền và giả định về tiềm năng của sợi tái chế trong tương lai, MBS khuyến nghị mua cổ phiếu STK với mức giá mục tiêu 21.000 đồng (upside: 16.4%).

Diễn biến cổ phiếu STK tuần qua đã lấy lại đà tăng điểm nhờ những phiên giao dịch khởi sắc đầu tuần. Thống kê với việc đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STK tăng 1.300 đồng (+6,7%) từ mức giá 19.400 đồng/CP lên 20.700 đồng/CP.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu HT1 với giá mục tiêu 19.750 đồng/CP

BSC khuyến nghị mua cổ phiếu HT1với giá mục tiêu năm 2021 là 19.750 đồng/CP dựa trên kết hợp phương pháp so sánh P/E và EV/EBITDA (tỷ trọng 50:50).

Trái với khuyến nghị của BSC, thông tin sẽ chi 460 tỷ đồng để trả cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 12% không giúp cổ phiếu HT1 thoát khỏi tuần điều chỉnh. Thống kê với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HT1 giảm nhẹ 130 đồng (-0,8%) từ mức giá 16.130 đồng/CP xuống 16.000 đồng/CP.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu REE

Chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 37% và duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Cơ điện lạnh (REE) khi chúng tôi chuyển sang phương thức định giá tổng của từng phần, mà chúng tôi cho rằng phù hợp hơn để đánh giá giá trị của danh mục đầu tư tiện ích lớn của công ty (công suất điện điều chỉnh theo tỷ lệ sở hữu là 800 MW và công suất nước là 500.000 m3/ngày), việc mở rộng sang mảng năng lượng tái tạo (điện gió và điện mặt trời áp mái) và mảng cho thuê văn phòng ổn định.

Cổ phiếu REE tuần qua giao dịch khá khởi sắc khi đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm nhẹ. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE tăng 3.100 đồng (+6,97%) từ mức giá 44.500 đồng/CP lên 47.600 đồng/CP.

N.T

Theo Đầu tư Chứng khoán

Từ khóa: