Lẽ ra cố vấn học tập của từng khoa nên thường xuyên có buổi gặp mặt sinh viên hàng tháng để trao đổi và tư vấn cho các bạn những vấn đề khó khăn mà học viên gặp phải trong học tập.
Lẽ ra cố vấn học tập của từng khoa nên thường xuyên có buổi gặp mặt sinh viên hàng tháng để trao đổi và tư vấn cho các bạn những vấn đề khó khăn mà học viên gặp phải trong học tập.
Hiện nay tại các trường ĐH, CĐ ở Việt Nam đang đào tạo theo hệ tín chỉ đều hô hào khẩu hiệu “Lấy sinh viên làm trung tâm” trong giảng dạy. Điều đó không có nghĩa rằng phó mặc hết cho sinh vên tự biên tự diễn trong khi các bạn mới “chân ướt chân ráo” làm quen với đào tạo tín chỉ, nếu không có sự hướng dẫn của cố vấn học tập.
Đội ngũ cố vấn học tập là thành tố quan trọng trong hệ đào tạo tín. Họ là người trợ giúp, hướng dẫn, sinh viên trong những khó khăn về học tập. Đành rằng đào tạo tin chỉ là lấy sinh viên làm trung tâm - sinh viên chủ động trong việc học tập. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc cố vấn học tập có thể “nhàn rỗi” phó mặc cho sinh viên. Sự vô trách nhiệm này có thể dẫn đến hậu quả đáng buồn là khả năng sinh viên bị thôi học mà không biết, vì cố vấn học tập không báo trước và hướng dẫn các bạn thay đổi chiến lược học tập. Đó là một nghịch lí trong đào tạo tín tai một số trường ĐH, CĐ ở Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Văn Khuyến – nguyên phó vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH – Bộ GD – ĐT cho biết : “Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhiều sinh viên bị thôi học khi đào tạo tín chỉ do sự thiếu trách nhiệm của cố vấn học tập. Hệ thống này phải có trách nhiệm hỗ trợ cho sinh viên trong việc lựa chọn kế hoạch học tập phù hợp. Nếu hết học kì I, sinh viên có kết quả học tập không tốt thì cố vấn học tập phải tác động và hướng dẫn để sinh viên rút bớt môn học trong kì tiếp theo để vừa với sức học – vì vậy muốn thành công trong đào tạo tín chỉ các trường phải chú trọng xây dựng đội ngũ này” (Theo nguồn tin ghi lại của phóng viên Vũ Thơ báoThanh Niên cung cấp).
Ảnh minh họa
Giữa một môi trường đào tạo tín chỉ mới được “du nhập” vào giáo dục Việt Nam, có thể nói còn rất mới, vậy thì làm sao có thể để sinh viên một mình vật lộn với nó. Trong khi cố vấn học tập của các trường lai “bặt vô âm tín” trong những lúc sinh viên cần sự đóng góp ý kiến của họ để các bạn thay đổi cách học của mình cho phù hợp. Và kết cục là các bạn sinh viên ngỡ ngàng khi nhận được thông báo phải thôi học. Điều này cũng không thể nói hoàn toàn do cách học từ phía sinh viên mà ở đây phần lớn lỗi thuộc về cố vấn học tập, đó là sự vô trách nhiệm của đội ngũ này đối với việc học viên. Trong khi công việc chính của cố vấn học tập là tư vấn, giúp đỡ, tháo gỡ những khó khăn cho sinh viên về học tập. Và người hứng chịu sự vô trách nhiệm đó là sinh viên chứ không phải ai khác.
Điển hình tại ĐH Bách Khoa Đà Nẵng vào năm 2008 – 2009, hơn 1.000 sinh viên bị thôi học do không đủ điểm. Tương tự trường ĐH Mỏ Địa chất số lượng sinh viên buộc thôi học khá cao với 856 sinh viên sau khi kết thúc học kì đầu tiên áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ (Theo nguồn thông tin của báo Thanh Niên).
Nguyễn Thị Linh Chi ( ĐHKHXH&NV – K54 Báo chí và truyền thông) tâm sự: “Năm nay là năm thứ hai rồi nhưng tớ vẫn thấy khó khăn trong việc đăng kí môn học, vì kì này có hàng loạt những môn chuyên ngành xuất hiện trên hệ thống đăng kí môn học tớ không biết phải học môn nào trước, môn nào sau, mặc dù có tiến trình môn học trong tay”. Đó là tình cảnh chung của sinh viên gặp phải. Vậy những lúc như thế này thì cố vấn học tập của khoa đang ở đâu? hà cớ gì những lúc như thế này họ lại vắng mặt? Dù rằng sinh viên có thể đăng kí môn học tùy thích miền không phải môn tiên quyết, để phát huy tính sáng tạo và tư duy độc lập của mình, nhưng thử hỏi: sinh viên biết gì về môn học mà yêu thích khi chưa học, hay chỉ nghe tên thấy hay thì đăng kí. Và nó dẫn đến hậu quả: môn học chưa nên học thì đã học rồi, trong khi cần phải có kiến thức nền của môn học kia rồi mới nên học tiếp môn học tiếp.
Một ví dụ cụ thể cho bản thân tôi: là một sinh viên K54 – Báo chí và truyền thông, đáng ra môn “Các thể loại báo chí chính luận” nên học ở học kì tiếp theo thì phù hợp với sinh viên năm thứ 2. Vì trong lớp tôi đang học, số lượng sinh viên là 120 người, vậy mà sinh viên K54 – đếm được trên 10 người, còn lại là K53. Có thể học trước, biết trước thì sẽ tốt nhưng không nên “nhảy cóc” như vậy sẽ bị thiếu đi kiến thức nền. Tất nhiên việc đăng kí như vậy cũng một phần do lỗi của sinh viên không tìm hiểu kĩ, nhưng lỗi phần lớn ở đây là do cố vấn học tập đã không có trách nhiệm nói với sinh viên những điều này, vì họ là người có kinh nghiệm và đó là công viêc của họ và đó cũng có thể là nguy cơ dẫn đến việc các bạn sinh viên bị thôi học nếu như không tiếp thu được kiến thức của môn học đó.
Lẽ ra cố vấn học tập của từng khoa nên thường xuyên có buổi gặp mặt sinh viên hàng tháng để trao đổi và tư vấn cho các bạn những vấn đề khó khăn mà học viên gặp phải trong học tập. Nhưng trên thực tế thì không có điều đó, mà cố vấn học tập chỉ nói với các bạn có gì khó khăn thì “check mail” cho thầy cô thầy cô sẽ giải đáp, nhưng viết mail thì làm sao có thể chuyển tải hết nội dung thông điệp các bạn cần nói. Những câu nói như vậy đã thể hiện thái độ thiếu trách nhiệm của cố vấn học tập trong công việc. Mà sự thiếu trách nhiệm ấy thì sinh viên lại là người hứng chịu hậu quả.
Khi sinh viên không đăng kí đúng môn học, hay bị đuổi học thì thầy cô có thể nói đơn giản là do sinh viên không chịu tìm hiểu. Nhưng ít thầy cô nào tự ý thức và nhận ra rằng: phần lớn là lỗi của cố vấn học tập, không thể cái gì cũng là lỗi của sinh viên. Việc của sinh viên là đến trường học tập và nghe thầy cô giảng dạy chứ không phải đến để nghe thầy cô nói những câu thiếu trách nhiệm như vậy, đó là quyền lợi của sinh viên. Họ đóng tiền đi học thì họ phải có quyền được trả lại những kiến thức xứng đáng.
Vì vậy khẩu hiệu “lấy sinh viên làm trung tâm” cần được định nghĩa cho đúng và không phải lúc nào cũng áp dụng được.
Nguyễn Thị Ngân
Theo Nguoiduatin