Mỗi lần Huyền ra khỏi phòng thì y như rằng cả xóm trọ đỏ bừng mặt vì… ngượng bởi cô nữ sinh diện bộ đồ đi ngủ nhưng hồn nhiên đi lại, sinh hoạt giữa nơi đông người...
Mỗi lần Huyền ra khỏi phòng thì y như rằng cả xóm trọ đỏ bừng mặt vì… ngượng bởi cô nữ sinh diện bộ đồ đi ngủ nhưng hồn nhiên đi lại, sinh hoạt giữa nơi đông người...
“Hở ngoài đường chẳng ảnh hưởng đến ai, mọi người chỉ “sướng con mắt”, còn hở nơi sinh sống tập thể, chẳng khác nào tra tấn mọi người”, nhận xét của Hải, SV trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, sống tại khu trọ trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q. Bình Thạnh).
Bức xúc của Hải khi nói đến một số nữ sinh “chuộng” thời trang hớ hênh ở chỗ trọ. Từ những bộ đồ ở nhà hở hang cho đến những bộ váy áo mỏng tanh không thể ngắn hơn được nhiều bạn chưng diện ở khu trọ như chỗ không người. Đặc biệt là cô nữ sinh tên Huyền, SV năm thứ 2 còn bị mọi người gọi là “con bệnh”.
Mỗi lần Huyền ra khỏi phòng thì y như rằng cả xóm trọ đỏ bừng mặt vì… ngượng. Cô nữ sinh hồn nhiên diện những bộ đồ đi ngủ vẫn còn đi lại, sinh hoạt giữ nơi đông người. Phòng Huyền ở cuối dãy, những khi cô ra hàng tạp hóa trước hẻm mua đồ ăn nhiều người đang tụ họp nói chuyện phải vào phòng lánh mặt.
Cô rất chuộng những chiếc váy hai dây mỏng tanh, ngắn hở cả nội y đi đi lại lại đến mức mấy anh chàng ngày thường mạnh miệng… còn không dám chọc. Ai mà nhắc hay mỉa mai thì cô ta bao biện: "Tui ở nhà chứ đi đâu đâu mà bảo bất lịch sự, chạy ra ngoài xíu lại bắt thay đồ khác chỉ mất công. Tại mọi người để ý quá!"
Không ít bạn vận quần áo làm người xung quanh phải thấy xấu hổ.
Không chỉ nữ mới “hở” mà không ít chàng trai cũng làm người khác “nhức mắt”. Tại khu trọ ở đường Dương Quảng Hàm, chàng SV năm cuối trường ĐH Công nghiệp tên Th. tai tiếng là người có máu “khoe hàng” dù cơ thể chẵng đẹp đẽ gì.
Con trai cởi trần, mặc quần đùi không có gì lạ nhưng đây Th chỉ thích diện những chiếc quần bó sát như quần bơi đi khắp xóm. Những lúc mọi người đang tụ tập nói chuyện, Th mà xuất hiện là các cô gái phải lặng lặng đứng dậy về phòng để khỏi xấu hổ.
Khi nghe góp ý cách ăn mặc, Th còn cười: “Ngoài đường người ra còn hở được, mình ở nhà có làm sao?”
Nhiều bạn nhận xét, ra đường ăn mặc phản cảm đôi lúc còn dễ coi hơn vì… chỉ nhìn thoáng qua chứ không phải “tiếp xúc trực tiếp” như ở khu trọ. Hơn nữa, nhiều bạn mặc đồ ở nhà phản cảm đôi lúc không chỉ mỗi hở mà còn xấu ở sự nhàu nát đến mức khó chấp nhận. Vì thế, ngoài việc bị đánh giá là thích khoe hàng, nhiều người còn bị xem là cẩu thả, luộm thuộm.
Tại khu trọ, việc ăn mặc quá lố không chỉ phản cảm mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, môi trường sống của nhiều người. Như Hải nói, chỉ cần Huyền ra giặt quần áo, hay đánh răng rửa mặt y như rằng cả xóm phải… chờ vì ngại đã đành mà cũng không ai thích thú gì với việc “bôi đen” đầu óc mình.
Không ít SV, ăn mặc rất thoải mái ở nhà. Ăn vận đồ ngủ mà ở trong phòng thì không có gì phải nói thế nhưng không ít người lại "chưng" kiểu ăn mặc đó xuất hiện ở những nơi sinh hoạt chung làm ảnh hưởng đến những người trong khu trọ.
Có thể có những người không cố ý mà vì tiện thể đồ ở nhà, ra ngoài lười thay đồ vì suy nghĩ đơn giản… ở nhà thế nào chả được. Chính vì suy nghĩ đó họ đánh mất mình giá trị của mình trong mắt người khác. Và còn có những trường còn phải trả giá vì cách ăn mặc của mình.
Bạn trai của Lan (19 tuổi, SV một trường CĐ) đã một đi không trở lại chỉ vì một lần tạt qua chỗ trọ của cô không báo trước. Khi đến nơi, anh ta không tin nổi vào mắt khi nhìn thấy Lan – một người khi ra ngoài rất chỉn chu – lại có thể mặc bộ quần quần áo ngắn cũn, mỏng tanh ngồi tênh hênh tám chuyện với cả đám con trai trước dãy trọ. Sau lần đó, anh ta một đi không quay lại mặc cho Lan tìm mọi cách níu kéo.
Chị Nguyễn Thị Nga, chủ nhà trọ ở đường Nguyễn Oanh (Q.Gò Vấp) cho hay, trước đây chị đã từng đuổi một số cô cậu SV vì… ăn mặc quá hớ hênh, làm ảnh hưởng đến người khác. Chị nói: “Chỗ trọ là nơi tập thể, phải giữ văn minh chung chứ không thể xem nhà trọ như phòng ngủ của mình rồi thích ăn mặc thế nào cũng được. Tôi không quá khắt khe nhưng họ ăn mặc lố quá, thiếu ý tứ thì tôi mời đi chỗ khác”.
Theo Dantri