Sự kiện hot
7 tháng trước

Doanh nghiệp ngành F&B đang phải đối mặt với nhiều thách thức

Những khó khăn của ngành F&B Việt Nam được thể hiện qua diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của hai ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống khi chỉ số này giảm liên tiếp từ cuối quý I đến giữa quý II/2023.

Điều hành giá giữ ổn định thị trường | Báo Dân tộc và Phát triển
Doanh nghiệp ngành F&B đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Năm 2023, mặc dù áp lực về lạm phát hạ nhiệt nhưng những lo ngại về suy thoái kinh tế lại gia tăng. Thực tế, 84,6% doanh nghiệp ngành F&B tham gia khảo sát cho rằng suy thoái kinh tế toàn cầu là khó khăn lớn nhất phải đối mặt trong năm nay. Tỷ lệ này đã gia tăng mạnh từ 60% vào năm năm 2021 lên 83% vào năm 2022 và 84,6% vào năm 2023.

Khó khăn thứ hai liên quan tới sức mua của người tiêu dùng với 76,9% doanh nghiệp tham gia khảo sát lựa chọn. Sức mua yếu là hệ quả của suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu do thu nhập giảm hoặc lo ngại nền kinh tế có thể tệ hơn nữa trong tương lai. Điều này được phản ánh qua mức tiêu dùng cuối cùng khi trong 6 tháng đầu năm chỉ tăng 2,68%, mức tăng thấp hơn tăng trưởng GDP (3,72%) cho thấy tổng cầu nền kinh tế yếu và ảnh hưởng tới mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm 2023. Khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, dù là ngành hàng thiết yếu nhưng doanh thu F&B khó có thể bứt phá.

Cũng theo Vietnam Report, tỷ lệ doanh nghiệp F&B giữ được nhịp tăng trưởng về doanh thu đều giảm ở hầu hết các kênh phân phối. Trong đó, sự giảm tốc thể hiện rõ ở các kênh truyền thống (General Trade) và kênh phân phối mua về nhà (Off-premise) với tỷ lệ doanh nghiệp giảm doanh thu ở các kênh này lần lượt là 21,4% và 18,2%. Đáng chú ý, kênh thương mại điện tử (e-Commerce) vẫn thể hiện sự tăng trưởng tương đối ổn định so với mặt bằng chung, là kênh duy nhất không ghi nhận tỷ lệ sụt giảm doanh thu.

“Những khó khăn của ngành F&B còn được thể hiện qua diễn biến chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của hai ngành sản xuất, chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống khi chỉ số này giảm liên tiếp từ cuối quý I đến giữa quý II năm 2023. Cùng với dấu hiệu phục hồi chậm của chỉ số IIP được ghi nhận từ cuối quý II, hoạt động ngành F&B có khả năng cải thiện, nhưng khó đạt được sự tăng trưởng bứt phá”, Vietnam Report nhận định.

Ngành lương thực thực phẩm TP.HCM hướng đến phát triển bền vững - Nhịp sống  kinh tế Việt Nam & Thế giới

Đối với ngành F&B những tháng cuối năm 2023, sự phát triển công nghệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, mang lại cơ hội phát triển đáng kể. Các doanh nghiệp F&B có thể tận dụng các ứng dụng di động, hệ thống đặt hàng trực tuyến và thanh toán điện tử để cung cấp cho khách hàng những dịch vụ nhanh chóng, tiện lợi. 

Nhờ vậy, khách hàng có thể đặt hàng, chọn món và thanh toán một cách dễ dàng qua ứng dụng di động, giảm thiểu thời gian chờ đợi và tăng tính tiện lợi. Mặc dù đây chỉ là những hành động đơn giản nhưng lại giúp tạo sự khác biệt rõ rệt so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực của doanh nghiệp F&B.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế 8 tháng đầu năm 2023 tăng 5,4 lần so với cùng kỳ năm trước, tương đương 69,2% so với cùng kỳ năm 2019 (thời kỳ trước đại dịch COVID-19). Nhiều dấu hiệu cho thấy lượng khách quốc tế đang trong quá trình phục hồi, góp phần quan trọng vào tăng trưởng của ngành F&B trong thời gian tới.

Nhận định về sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2023, xét trong tình hình kinh tế - xã hội từ đầu năm tới nay, cùng những biện pháp kích cầu từ Chính phủ đang được triển khai quyết liệt, tuy niềm tin vào sự phục hồi mạnh mẽ giảm rõ rệt (từ 50,0% năm 2022 xuống 7,7% năm 2023) nhưng 61,5% doanh nghiệp vẫn có kỳ vọng về khả năng phục hồi của nền kinh tế những tháng cuối năm.

Ngành F&B những tháng cuối năm 2023 được dự đoán sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội phát triển rõ rệt. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng cơ hội và đương đầu với thách thức, doanh nghiệp của bạn nhất định sẽ vượt qua giai đoạn đầy biến động để khẳng định vị thế của mình.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: