Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Giá tiêu hôm nay 17/7, nguồn dự trữ sụt giảm mạnh, dự báo tiêu cực, tiêu Việt chiếm thị phần lớn tại Mỹ và EU

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 66.500 – 69.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 17/7, nguồn dự trữ sụt giảm mạnh, dự báo tiêu cực, tiêu Việt chiếm thị phần lớn tại Mỹ và EU. (Nguồn: Borneo Talk)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 66.500 – 69.500 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 66.500 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (67.500 đ/kg); Bình Phước (68.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 69.500 đ/kg.

Như vậy sau các đợt giảm liên tiếp, giá tiêu trong nước đã chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao đã ảnh hưởng tiêu cực đến các thị trường hàng hóa nói chung, hồ tiêu nói riêng.

Trái với tình trạng ảm đạm trong nước, tín hiệu tích cực khi giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam vẫn được Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế niêm yết ổn định từ đầu tháng.

Theo đó, tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l ở mức 3.650 USD/tấn, loại 550g/l ở mức 3.900 USD/tấn, tiêu trắng 5.700 USD/tấn. Một tín hiệu tích cực khác các nhà nhập khẩu vẫn còn chờ đợi mà chưa dám mua vào để bổ sung nguồn dự trữ đang sụt giảm đáng kể.

Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đánh giá, thị trường tuần này cho thấy triển vọng tiêu cực, không có quốc gia nào được báo cáo với mức tăng. Do đồng Rupee của Ấn Độ suy yếu so với USD, ghi nhận mức giảm giá 1%, nên giá tiêu quốc gia này phản ứng tiêu cực trong 2 tuần qua.

Giá tiêu Indonesia, Malaisia ổn định và không thay đổi. Trong khi đó với những diễn biến chính trị bất ổn trong nước, sau 2 tuần tăng giá tiêu Sri Lanka đã chững lại.

Trong những tháng đầu năm nay, nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ và EU tiếp tục tăng bất chấp lạm phát cao nhất trong nhiều năm và doanh số bán lẻ ghi nhận sự sụt giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Điều này cho thấy nhu cầu hồ tiêu tại hai thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới này vẫn không hề suy giảm trước các biến động từ ngoại lực.

Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 28.671 tấn hồ tiêu với trị giá gần 142,3 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 5,5% về lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, lượng tiêu nhập khẩu từ Việt Nam tăng tới 25,3% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 21.170 tấn. Hiện Việt Nam đang nắm giữ 74% thị phần hồ tiêu tại Mỹ, tăng mạnh so với con số 63% của cùng kỳ.

Trong khi đó, châu Âu cũng tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam. Số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) cho thấy, trong quý I năm nay Việt Nam tiếp tục nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho EU chiếm 33% tỷ trọng với 8.278 tấn, tăng vọt 34,6% so với cùng kỳ.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo trong năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của EU tăng và lợi thế của hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam gia tăng thị phần ở thị trường này.

Hiện nay, Mỹ và EU đang là hai thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của nước ta và đây cũng là ngành hàng hiếm hoi trong số các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng tuyệt đối tại Mỹ và EU.

Không những vậy, hai thị trường này liên tục gia tăng nhập khẩu tiêu từ Việt Nam liên trong nhiều năm liền, điều này cho thấy ngành tiêu Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu vào Mỹ và EU trong tương lai.

Đồng thời, việc gia tăng xuất khẩu hồ tiêu vào hai thị trường “khó tính” bậc nhất thế giới cũng phần nào khẳng định chất lượng hồ tiêu của Việt Nam đang ngày càng được nâng cao và đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường.

Hải An
Theo baoquocte.vn

Từ khóa: