Sự kiện hot
3 năm trước

Giá vàng hôm nay 31/10: Vàng giảm nhẹ vào cuối tháng

Giá vàng thế giới lao dốc sau khi thị trường đón nhận tin về dữ liệu lạm phát của Mỹ, đẩy giá vàng trong nước chìm sâu trong sắc đỏ.

Giá vàng lao dốc trong ngày giao dịch cuối tuần - Ảnh minh họa.

Giá vàng lao dốc trong ngày giao dịch cuối tuần - Ảnh minh họa.

Tại thị trường trong nước, dù giảm vào phiên cuối tuần, giá vàng trong nước vẫn tăng trong tuần qua nhờ hỗ trợ từ thị trường thế giới. 

Đầu tuần, thị trường không ghi nhận nhiều biến động, với giá vàng SJC được điều chỉnh tăng 50.000 - 100.000 đồng/lượng tại một số cửa hàng. Trong đó, hệ thống PNJ điều chỉnh giá tăng nhiều nhất, 100.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào - bán ra. 

Đà tăng duy trì trong 3 phiên tiếp theo với biên độ tăng là khoảng 50.000 - 250.000 đồng/lượng, nhưng mức tăng phổ biến nhất là 150.000 đồng/lượng.

Tuy nhiên, xu hướng tăng đảo chiều trong hai phiên cuối tuần, với cửa hàng vàng bạc đá quý Sài Gòn điều chỉnh nhiều nhất, giảm 250.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra. 

Trong khi đó, các cửa hàng còn lại, giảm khoảng 50.000 - 200.000 đồng/lượng. 

Tính chung tuần, giá vàng trong nước vẫn tăng khoảng 100.000 - 250.000 đồng/lượng. 

Kết thúc phiên giao dịch 29/10, giá vàng miếng 9999 trong nước được Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji ở mức 57,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,3 triệu đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội và 57,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 58,4 triệu đồng/lượng (bán ra) tại TP. HCM.

Trên thị trường thế giới, đầu ngày 31/10 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới ở mức 1.784 – 1.785 USD/ounce, giảm 15 USD mỗi ounce.

Trong 24 giờ giao dịch trước khi chốt phiên cuối tuần, giá vàng thế giới thấp nhất ở mức 1.770 USD/ounce và cao nhất là 1.800 USD/ounce.

Tuy vậy, dữ liệu thống kê từ Kitco cho thấy, giá kim loại quý này trong 30 ngày gần nhất tăng 3,35%, tương ứng mỗi ounce thêm 58,2 USD.

Theo giới phân tích, vàng giảm giá mạnh do chịu sức ép bởi đà tăng của đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ. Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ tăng trở lại trên 1,619% và đồng USD tăng 0,4%, sau khi dữ liệu cho thấy chi tiêu tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh trong tháng 9. Theo đó, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân tháng 9 đã tăng 0,3% so với tháng 8 và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài ra, báo cáo chỉ số chi phí lao động quý II/2021 của Mỹ cho thấy mức tăng 1,3%, cao hơn mức dự báo đồng thuận của các chuyên gia là 0,9%. Điều này lại làm dấy lên kỳ vọng về việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong cuộc họp vào tuần tới.

Ánh Tuyết

Theo KTDU

Từ khóa: