“Trong suy nghĩ của sinh viên Nguyễn Trần Hùng vẫn có những điểm sáng về nhận thức khi đã tìm cách lùi ra xa để nhìn nhận trạng thái thích sử dụng bạo lực của mình. Vì thế có thể chữa khỏi căn bệnh này”.
“Trong suy nghĩ của sinh viên Nguyễn Trần Hùng vẫn có những điểm sáng về nhận thức khi đã tìm cách lùi ra xa để nhìn nhận trạng thái thích sử dụng bạo lực của mình. Vì thế có thể chữa khỏi căn bệnh này”.
Tiến sĩ Trịnh Hoà Bình - Viện Xã hội học, chia sẻ với nhân vật chính trong bài “Nam sinh ngập trong bạo lực kêu cứu” đăng trên Tiền Phong thứ Hai, ngày 11/3.
Tiến sỹ Trịnh Hòa Bình.
Thay đổi từ gia đình
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình nói: Đây là trường hợp điển hình, xuất hiện nhiều trong xã hội. Nguyễn Trần Hùng (nhân vật trong bài viết, sinh ra trong gia đình có bố hành xử thô bạo nên anh ta bị ảnh hưởng và rơi vào trạng thái thích dùng bạo lực, chưa tìm thấy lối ra trong khi bị bạn bè, người thân xa lánh) bị tác động mạnh từ môi trường sống.
Hùng chia sẻ, bị bạo lực ám ảnh, theo đuổi, thúc đẩy khiến anh ta trở nên “say máu” giống bố mình và trong hầu hết tình huống khó xử, Hùng đều dùng bạo lực xử lý. Tuy nhiên, điểm sáng trong con người Tuấn là đã nhận ra “mình bị gì và vì sao” nên hoàn toàn có thể ra khỏi tình trạng này.
Vấn đề ở đây là cần cho Hùng thấy mọi chuyện có thể giải quyết được bằng sự nhẹ nhàng, tử tế; chứ không phải bằng bạo lực. Công việc của bác sĩ, chuyên gia tâm lý là tìm hiểu các góc cạnh liên quan đời sống của Hùng; qua đó dùng các bài tập tâm lý giúp anh ta điều trị tận gốc!
TS Bình nhấn mạnh: “Tôi tin hai bố con họ sẽ hạn chế được bạo lực nếu có sự hỗ trợ từ người thân và chuyên gia tâm lý. Tôi cũng tin chắc rằng, người bố không phải lúc nào cũng thô bạo, vì ông vẫn đi làm, vẫn có những mối quan hệ trong công việc. Trong con người ông có những “miền lặng lành mạnh”.
|
Tỷ lệ người biết được nguồn cơn của bạo lực không nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn số họ tìm cách biện minh, đổ lỗi cho hoàn cảnh. Bởi vậy việc ra khỏi bạo lực vừa dễ vừa khó”.
TS Trịnh Hoà Bình
|
|
Các chuyên gia tâm lý cần trang bị cho người mẹ của Hùng kiến thức để có cách tác động chính xác, có hiệu quả vào những “khoảng lặng” ấy để đánh thức sự mềm mại, trắc ẩn. Mẹ của Hùng cũng cần chủ động xóa bỏ khoảng cách với chồng. Hùng cần nói chuyện với bố về việc bị ảnh hưởng bạo lực từ bố, khiến bạn bè xa lánh. Những tác động đó nếu làm đúng cách, ông bố sẽ thay đổi. Mỗi khi ông bố thay đổi, các con sẽ thay đổi và mọi chuyện sẽ tốt đẹp...”.
Kiểm soát và rời “khỏi hiện trường”
Trẻ em cần được nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường lành mạnh. Ảnh: Huỳnh Phúc Hậu .
Nguyễn Văn Dũng (23 tuổi) – Sinh viên Đại học Xây dựng Hà Nội nói: “Mỗi lần tức giận với ai đó, tôi cố gắng dùng lý trí để kiểm soát. Lý trí của tôi không cho phép tôi gây gổ với ai, vì dùng bạo lực không phải là cách hữu hiệu giải tỏa bực tức mà chỉ làm cho mọi chuyện phức tạp hơn.
Sau đó, tôi cố gắng rời khỏi địa điểm xảy ra câu chuyện làm mình tức giận và đi đến đâu đó yên tĩnh. Khi còn lại một mình, tôi cảm thấy nhẹ nhõm và bình tĩnh hơn vì không còn nhìn thấy người làm mình tức giận nữa. Bạn Hùng nên thử cách này xem sao”.
Lưu Tuấn Anh (20 tuổi) – Học viên Hệ thống Đào tạo CNTT Quốc tế Bachkhoa-Aptech, chia sẻ: “Khi nóng giận, tôi thường nghĩ đến hậu quả xấu nhất nếu dùng bạo lực giải quyết vấn đề.
Cả tôi và đối phương đều có kết cục không hay, vừa làm tổn hại bản thân, vừa đánh mất đi thể diện trong mắt mọi người. Tôi thường kiềm chế tức giận nhất thời bằng một số cách như: Đấm tay vào tường, uống thật nhiều nước để tỉnh táo lại, nghe vài bài nhạc nhẹ hay đến đâu đó không gian thoáng đãng như: Núi, sông, hồ và hét to lên. Ngoài ra, tôi có thể đi cà phê hay đến rạp xem phim một mình cũng rất hữu hiệu để giải tỏa bực tức”.
Phương Hiếu - Phan Thảo
theo TPO