Việc rơi vào tình cảnh viêm màng túi có thể là do những thói quen xấu mà chúng ta không hề hay biết đấy. Hãy cùng nhìn nhận lại và tìm cách để từ bỏ nó nhé!
Việc rơi vào tình cảnh viêm màng túi có thể là do những thói quen xấu mà chúng ta không hề hay biết đấy. Hãy cùng nhìn nhận lại và tìm cách để từ bỏ nó nhé!
Không nên mang theo nhiều tiền trong người
Bởi vì như thế, bạn sẽ rất dễ tiêu hoang khi có cơ hội. Chẳng hạn, bạn dự định chỉ đi mua một chiếc áo, nhưng ở cửa hàng có nhiềumón khác như: váy, quần ... khiến bạn chết mê chết mệt. Nếu lúc đó trong người sẵn tiền, bạn sẽ mua ngay đấy. Nhưng nếu không đủ tiền, tất nhiên bạn sẽ phải lùi lại một dịp thích hợp. Điều này chắc chỉ hơi tiếc thôi chút thôi, nhưng ngăn cản sự thích không có kế hoạch của bạn.
Bạn cứ soi rường hợp của bạn Lê Linh ( ĐH Thương mại) là biết ngay. Chẳng là hôm đó, Linh “trót dại” mang theo tiền đóng học phí “tung tăng” lượn shop. Đứng trước những bộ đồ dễ thương cô nàng không cầm lòng nổi, mua liền 3 cái, mất hơn nửa tiền học phí. Linh tặc lưỡi: "Sẵn có tiền trong tay, tớ nghĩ cứ mua đi rồi tính sau. Hậu quả cho sự “không cầm lòng” ấy, là phải cầu cứu chị tớ để bù vào học phí mẹ cho" :(
May mà Linh còn có chị giải cứu, nếu không thì chẳng biết cô bạn sẽ xử lý ra sao để đóng học phí đây. Thế nên, khi đi ra ngoài, hay định mua gì, bạn hãy lên kế hoạch cụ thể và mang theo vừa đủ tiền để dùng thôi nhé!
Cất riêng tiền theo từng khoản cần chi tiêu
Chúng mình thường hay có thói quen để tiền lộn xộn, khi nào cần dùng thì lại lấy ra. Nhiều lúc tiêu hết tiền rồi mới nhớ cần mua những thứ này, thứ kia mà quên mất. Vì thế hãy để riêng ra từng khoản tiền tương ứng ví dụ như: tiền học, tiền ăn, tiền tiêu. Nó sẽ như một lời nhắc nhở bạn phải tiêu đúng số tiền cho phép và không lấy tiền của khoản này tiêu sang khoản kia.
Hãy dừng việc lượn phố ngắm đồ
Nhiều bạn có thói quen lượn phố, shop thời trang ngắm đồ mặc dù không có ý định mua. Nhưng đây lại là thói quen không tốt đâu. Bởi vì, nếu ngắm thấy nhiều món đồ ưng ý, kiểu gì bạn cũng sẽ không thể không nghĩ tới nó và tìm cách mua bằng được.
Đặc biệt là hiện nay nhiều cửa hàng rất khôn khéo, họ thu hút khách bằng các tấm biển “đại hạ giá” to đùng, và thế là các teen nhà ta lao vào ầm ầm, bởi vì mua đồ với giá rẻ thì ai chẳng thích. Nhưng các teen hãy nhớ, đừng ham rẻ mà hãy nhìn nhận xem mình có thực sự cần nó hay không nhé.
Đừng tiêu tiền theo cảm xúc
Bạn đang vui, hoặc buồn vì giận nhau với người ấy, xích mích bạn bè... và bạn chọn đi mua sắm để “giải toả”. Điều này cực kì nguy hiểm. Vì cảm xúc sẽ quyết định làm những việc bạn muốn và không gì có thể ngăn cản được.
Giận dỗi bạn trai, Thùy Anh (Học viện Quản lý giáo dục) “tức mình” rủ đám bạn lên Vincom xem phim, vui chơi thỏa thích, nhất là trò “đập côn trùng” cho “bõ tức”. Kết quả là số tiền làm thêm cả tháng cũng “tan” theo stress, mấy ngày sau cô bạn tiếc hùi hụi và phải “làm bạn” với thùng mỳ tôm!
Để cho tâm trạng chi phối các quyết định mua sắm của mình chính là cách nhanh nhất dẫn đến rỗng túi đấy.
Mùa thu với những làn gió se lạnh đang đến rồi, chắc chắn nhu cầu mua sắm của teen sẽ tăng đấy. Hãy đặt ra câu hỏi mình xem bạn có đủ tiền để mua và thực sự cần mua đồ gì không, đừng để rơi vào tình trạng “viêm màng túi” teen nha.
Su Kem