Theo ông Nghị, việc tạm giữ không phải là hình phạt chính nhưng có sức răn đe rất cao. Tuy nhiên, tình trạng phương tiện bị tạm giữ đang xuống cấp nghiêm trọng do quy định của pháp luật quá chặt chẽ. Theo quy định, chủ phương tiện không đến giải quyết, tiền phạt vi phạm nhiều hơn giá trị của chiếc xe vi phạm nên người vi phạm bỏ xe luôn, hoặc nhiều trường hợp chủ phương tiện không có giấy tờ nên cũng bỏ...
Ông Thiếu tướng ngành công an cho biết, theo quy định của pháp luật hiện nay, hết thời hạn tạm giữ phải thông báo ít nhất 2 lần trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng phải sau 30 ngày mới có thể ra quyết định tịch thu, xong lại chuyển cho đơn vị khác bán đấu giá... do đó, để "giải quyết" được một chiếc xe vi phạm thì phải mất 6 tháng, dẫn đến số xe tồn đọng ngày càng lớn.
Sau khi nêu ra các hạn chế trên, ông Thiếu tướng Công an đề xuất phải nghiên cứu lại các quy định của pháp luật sao cho thông thoáng hơn trong việc xử lý xe vi phạm.
Sau đây là một số hình ảnh phương tiện vi phạm đang trở thành đống sắt vụn tại nhiều bãi tạm giữ:
Thời điểm này tại một số bãi giữ xe vi phạm trên địa bàn Hà Nội rất nhiều xe bị bụi đường phủ kín....
Theo quan sát và tìm hiểu của VnMedia, những xe như thế này đều là các xe vi phạm giao thông bị tạm giữ....
Nhiều xe sau khi bị tạm giữ, chủ phương tiện không đến lấy dẫn đến bị bỏ lâu ngày nên bụi bám trắng xe....
Một số thì bị hư hỏng nên bị đem bỏ chất vào một góc..
Hàng loạt xe máy vô chủ bị hư hỏng trong bãi giữ phương tiện ở gầm cầu Chương Dương...
Những xe máy bị hỏng hóc do để lâu ngày trong gầm cầu vượt Ngã Tư Sở...
Trên phố Phủ Doãn, hàng chục chiếc xe máy sau khi hư hỏng bị đem ra chất đống tại vỉa hè...
Trong số đó nhiều chiếc bị hư hỏng gần hết....
Những chiếc xe máy "đồng nát" bị xếp riêng một góc tại điểm trông giữ phương tiện gầm cầu Ngã Tư Sở.