Sự kiện hot
4 năm trước

Hơn 100.000 tỷ đồng đầu tư vành đai 3 và 4, "nâng bước" cho BĐS phía Nam tăng trưởng

Sau chục năm nằm trên giấy, Vành đai 3 và Vành đai 4 đang có động thái rục rịch khởi động, tạo bàn đạp cho thị trường BĐS 5 tỉnh phía Nam “nóng” trở lại giữa bối cảnh Covid lần thứ 4.

Công trình trọng điểm cần ưu tiên triển khai

Vừa qua, UBND TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị đẩy nhanh đầu tư dự án đường Vành đai 4 đi qua 5 tỉnh phía Nam gồm: TP.HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với mức đầu tư 100.000 tỷ đồng... Cụ thể, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chủ trì nghiên cứu các nội dung liên quan về đường Vành đai 4, lên phương án tổng thể, phân kỳ đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, phương án kết nối với các tuyến giao thông chính trong vùng.

Song song đó, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu cơ chế hỗ trợ một phần vốn từ ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho tuyến đường này. Đồng thời phối hợp cùng UBND các tỉnh, thành có liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư cho phù hợp.

Tuyến đường Vành đai 3 dọc theo QL1A.

Các chuyên gia đánh giá, việc sớm khép kín đường Vành đai 4 sẽ giúp đồng bộ cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông, góp phần phát huy hiệu quả kết nối các khu kinh tế trọng điểm phía Nam với các cảng Hiệp Phước, Long An, Phú Mỹ, sân bay Long Thành, nhằm thúc đẩy các dịch vụ vận chuyển logistics, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển, phát triển dịch vụ cảng.

Theo quy hoạch, tuyến vành đai trọng điểm này có chiều dài 198 km, mặt cắt ngang từ 6-8 làn xe, tiêu chuẩn đường cao tốc, liên kết với nhiều trục giao thông chính như trục Bắc - Nam, Quốc lộ 50, Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, cao tốc Tp.HCM - Trung Lương, cao tốc Tp.HCM - Chơn Thành….

Dự kiến, dự án sẽ chia thành 5 đoạn gồm Phú Mỹ - Trảng Bom; Trảng Bom - Quốc lộ 13; Quốc lộ 13 - Quốc lộ 22; Quốc lộ 22 - Bến Lức và Bến Lức - Hiệp Phước. Tại buổi làm việc với các bộ ngành, địa phương về dự án đường vành đai vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu các địa phương phải vào cuộc, Vành đai 4 đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP cần phải làm sớm, không kéo dài đến năm 2030. Đây là một trong những động lực giúp tuyến đường huyết mạch này đẩy nhanh tiến độ trong thời gian đến.

Dự án đang dần hoàn thiện mỗi ngày.

Không riêng gì Vành đai 4, Vành đai 3 thời gian qua cũng gặp nhiều vướng mắc chưa triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, đầu năm 2021, TP.HCM và các tỉnh đã có nhiều động thái tích cực nhằm triển khai nhanh chóng dự án. Theo đó, Bộ GTVT vừa có văn bản số 3102/BGTVT – KHĐT gửi UBND các tỉnh, thành phố có tuyến đường Vành đai 3 đi qua, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về phương án triển khai đầu tư dự án, để sớm triển khai dự án, tạo động lực phát triển vùng.

UBND tỉnh Long An cũng vừa đề xuất Bộ GTVT phương án đầu tư tuyến đường Vành đai 3 đoạn qua tỉnh Long An. Trong đó, tỉnh đề xuất cho phép doanh nghiệp tham gia đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án. Việc chủ động đưa ra các phương án cụ thể từ thành phố đến địa phương không chỉ giúp cho công trình có khả năng được triển khai nhanh chóng mà còn giúp hâm nóng BĐS 5 tỉnh phía Nam bất chấp đại dịch Covid.

Nhiều chuyên gia đánh giá, những tuyến đường giao thông mới, với cơ sở hạ tầng đồng bộ, sẽ hâm nóng thị trường cục bộ tại những khu vực mà tuyến đường đi qua, kéo giãn sự tập trung dân số và hình thành nên những khu dân cư hiện đại cho ngoại thành, giảm áp lực cho các thành phố lớn.

BĐS Long An nhiều cơ hội

Với việc trở thành một trong những địa phương có cả Vành đai 3, Vành đai 4 đi qua và dẫn đầu cả nước về thu hút FDI (tính đến cuối tháng 3/2021, tỉnh thu hút gần 3,2 tỉ USD vốn FDI, chiếm gần 32% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước), Long An đang có nhiều dư địa phát triển kinh tế lẫn BĐS bền vững trong năm 2021. Đây cũng là địa phương đang được nhiều nhà đầu tư lâu năm hướng đến mặc cho tình hình biến động đang bủa vây thị trường BĐS.

Hơn 90% tiện ích tại sự án The Sol City đã đưa vào sử dụng.

Cụ thể, những dự án tại địa phương này khi ra mắt đều nhận sự quan tâm mạnh mẽ của giới địa ốc. Điển hình là dự án The Sol City – Khu đô thị vệ tinh được kiến tạo bởi Tập đoàn Thắng Lợi – đơn vị BĐS – đơn vị BĐS uy tín hàng đầu khu Tây Nam Sài Gòn.

Theo đó, dự án sở hữu vị trí “vàng” tại Long An nhờ việc nằm ngay trên cao tốc Bến Lức – Long Thành, liền kề Phú Mỹ Hưng. Đặc biệt, dự án còn nằm trong khu đô thị công nghiệp tổng hợp, nơi được định hướng trở thành trung tâm của đô thị vệ tinh của TP.HCM trong tương lai.

Từ dự án, cư dân The Sol City tương lai chỉ cần mất mất từ 10 đến 30 phút di chuyển đến các khu vực trung tâm thành phố. Như chợ Bình Chánh, khu đô thị Phú Mỹ Hưng (10 phút); Bến xe Miền Tây, Chợ Lớn (20 phút); Chợ Bến Thành, Cảng Quốc tế Long An, Sân Bay Tân Sơn Nhất (30 phút). Bên cạnh đó, công trình còn cung ứng cho cư dân một hệ sinh thái sống xanh bền vững và an toàn với việc tích hợp 39 tiện ích, dành riêng 43.000m2 cho phát triển cây xanh - điều mà hầu hết những dự án lân cận chưa có được.

Ra mắt thị trường vào quý IV/2020, đến nay dự án đã hoàn thiện 90% tiện ích và đưa vào sử dụng một số khu vực như sân thể thao đa năng, hồ bơi tràn bờ, khu trải nghiệm Montessori…

Kim Oanh

Theo KTĐU

Từ khóa: