Sự kiện hot
2 năm trước

Lãi suất huy động tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 7/2022

Theo BVSC, lãi suất liên ngân hàng (LSLNH) các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần tiếp tục có chung diễn biến tăng mạnh, lần lượt ở mức 1,39%; 1,93% và 1,54% lên mức 4,19%; 4,75% và 4,39% /năm. Có thời điểm LSLNH đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2019 tới nay - tương đương thời điểm trước dịch Covid-19.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thị trường tiền tệ

Theo báo cáo phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) tuần 30/2022. NHNN tiếp tục bơm ròng khối lượng lớn trên hoạt động thị trường mở. Trong đó, NHNN tiếp tục có một tuần giao dịch sôi động trên thị trường mở trong tuần vừa qua. Cụ thể, thông qua kênh OMO, 1.161 tỷ OMO kỳ hạn 14 ngày đã đáo hạn; trong khi NHNN bơm 45.999,6 tỷ đồng (kỳ hạn 14 ngày, tại mức lãi suất trung bình 3,6%). Trong khi đó, NHNN đã dừng lại việc phát hành trên kênh bán hẳn sau 5 tuần liên tục sử dụng; trong khi 12.380 tỷ đồng tín phiếu phát hành cách đây 2 tuần đã đáo hạn trong tuần này.

Như vậy, tổng hợp cả hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã bơm ròng tổng cộng 57.218 tỷ đồng trong tuần vừa qua. Kết thúc tuần, lượng OMO đang lưu hành tăng lên 52.259 tỷ đồng, trong khi lượng tín phiếu đang lưu hành giảm xuống còn 110.949 tỷ đồng.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Cũng theo BVSC, trong vòng 1 tuần kể từ ngày 22/7 đến 29/7/2022, LSLNH các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần tiếp tục có chung diễn biến tăng mạnh, lần lượt ở mức 1,39%; 1,93% và 1,54% lên mức 4,19%; 4,75% và 4,39% /năm. Có thời điểm LSLNH đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2019 tới nay - tương đương thời điểm trước dịch Covid-19.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Lãi suất huy động tiếp tục tăng nhẹ trong tháng 7/2022. Cụ thể, tính tới cuối tháng 7, lãi suất huy động (LSHĐ) 12 tháng (theo mẫu theo dõi của BVSC) tiếp tục tăng thêm 7 bps (điểm cơ bản), lên mức 5,77%. Như vậy, LSHĐ 12 tháng đã tăng 18 bps so với cùng kỳ và 23 bps so với cuối năm 2021. Trong khi đó, kỳ hạn 6 tháng cũng đã tăng 9 bps so với cuối tháng 6, 25 bps so với cùng kỳ và 24 bps so với cuối năm 2021. Đà tăng của LSHĐ so với cuối năm 2021 đã có phần rõ rệt hơn và tới từ tất cả các nhóm ngân hàng.

Theo NHNN, tăng trưởng tín dụng tới ngày 26/7/2022 đạt 9,42% YTD, mức tăng tháng 7 cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Dù vậy, đà tăng của tín dụng đã chững lại đáng kể trong tháng 7, khi chỉ tăng thêm 7 bps so với cuối tháng 6, do các NHTM đều đã tới hạn mức tín dụng trong khi NHNN vẫn chưa nới room.

Trong khi đó, việc NHNN bán ngoại tệ và hút ròng với khối lượng lớn qua thị trường mở đã khiến LSLNH tăng mạnh trong tuần cuối tháng 7, lên mức cao nhất trong vòng 3 năm. Áp lực tăng này có thể sẽ không kéo dài và LSLNH trở lại mức cân bằng trong tháng 8 - tháng 9 tới đây, khi lượng tín phiếu phát hành trong tháng 7 đáo hạn. Tuy nhiên, BVSC cho rằng việc NHNN đẩy LSLNH tăng cao một phần nhằm hỗ trợ ổn định tỷ giá, khi đồng VND đã mất giá 2,21% so với đồng USD, trước động thái nâng lãi suất của Fed. Do đó, LSLNH sẽ khó quay lại mặt bằng thấp như trong tháng 6 vừa qua mà sẽ về quanh mức trung bình trong giai đoạn cuối năm 2019 (3-4% - thời điểm trước dịch Covid-19) trong các tháng tới đây. Diễn biến này cũng sẽ tạo áp lực khiến LSHĐ tiếp tục có diễn biến tăng trong thời gian tới, dự báo tăng khoảng 50 bps trong cả năm 2022 so với cuối năm 2021.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Thị trường ngoại hối

Tỷ giá trung tâm và tỷ giá giao dịch thực tế tại các NHTM giảm trở lại: Trong tuần qua, tỷ giá trung tâm giảm 36 đồng, từ 23.212 VND/USD xuống còn 23.176 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá tại NHTM kết thúc tuần cũng giảm 62 đồng, từ mức 23.405 VND/USD xuống 23.343 VND/USD. Đây tiếp tục là mức tỷ giá NHTM cao nhất trong vòng hơn 2 năm trở lại đây. Như vậy, tỷ giá NHTM đã có tuần giảm trở lại sau 6 tuần liên tục tăng. Tính tới cuối tháng 7, tỷ giá NHTM đã tăng khoảng 2,2% so với cuối năm 2021.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Chỉ số USD Index tiếp tục có diễn biến giảm: Trong tuần qua, chỉ số DXY giảm 1,14% xuống mức 105,9 điểm. Đồng bạc xanh có diễn biến giảm so với tất cả các đồng ngoại tệ khác trong rổ tính DXY. Theo đó, đồng USD giảm 3,21%; 1,72%; 0,61%; 1,01%; 0,57% và 1,54% so với các đồng JPY, GBP, EUR, SEK, CAD và CHF.

Trong tuần, Fed đã nâng lãi suất thêm 75 bps và một số số liệu quan trọng về vĩ mô của Mỹ đã được công bố, bao gồm tăng trưởng GDP và chỉ số lạm phát PCE. Theo đó, GDP trong quý 2 của Mỹ giảm 0,9% so với quý 1, đánh dấu quý thứ 2 liên tiếp nền kinh tế số một thế giới ghi nhận tăng trưởng âm. Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế Mỹ rơi vào trạng thái suy thoái kỹ thuật.

Mặc dù vẫn còn nhiều yếu tố và sẽ cần thêm vài tháng nữa để đánh giá chính xác về tình trạng suy thoái kinh tế ở Mỹ, nhưng diễn biến này cũng làm tăng thêm lo ngại về triển vọng tăng trưởng trong tương lai của nền kinh tế này.

Thêm vào đó, chỉ số PCE – thước đo chính được Fed sử dụng để đánh giá lạm phát, trong tháng 7 tiếp tục tăng lên mức 6,8% YoY – mức cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. Những yếu tố này khiến Fed gặp nhiều khó khăn hơn trong việc ra quyết định trong cuộc họp chính sách tiền tệ tháng 9 tới đây, để vừa kiểm soát được lạm phát và vừa không tác động quá tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế.

Fed nâng lãi suất thêm 75 bps trong tháng thứ 2 liên tiếp, tuy nhiên, bối cảnh hiện tại có phần khác so với thời điểm tháng 6, khi ECB cũng đã nâng lãi suất trở lại sau 11 năm. Điều này khiến cho các đồng tiền khác trong rổ tính DXY lên giá. Cùng với đó, tăng trưởng GDP của Mỹ ở mức âm trong 2 quý liên tiếp và lạm phát vẫn ở mức cao đã khiến cho đồng tiền trú ẩn an toàn là JPY tăng giá. Những yếu tố này đã khiến đồng USD giảm trong 2 tuần vừa qua so với mức đỉnh.

Nguồn: Báo cáo BVSC

Nguồn: Báo cáo BVSC

Ánh Tuyết

Theo KTĐU

Từ khóa: