Trong tháng 4, mức lãi suất cao nhất tại ACB áp dụng cho hình thức gửi tiết kiệm thường là 7,35% cho kì hạn từ 18 tháng trở lên và số tiền từ 10 tỉ đồng trở lên.
Trong tháng 4/2020, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) có sự thay đổi về lãi suất huy động đối với các sản phẩm tiền gửi.
Trong đó, đối với kì hạn gửi 1 - 3 tuần, ACB áp dụng mức lãi suất chung 0,5%/năm cho tất cả các mức tiền gửi, khu vực gửi, giảm 0,3 điểm phần trăm so với tháng 3.
Với các kì hạn từ 1 tháng đến 12 tháng, lãi suất áp dụng đối với kì hạn 1 tháng-3 tháng ở dao động từ 4,5-4,75%/năm; kì hạn 6-9 tháng có lãi suất dao động quanh 6,5%-6,9%.
Mức lãi suất ngân hàng ACB cao nhất tại hình thức gửi tiết kiệm thường là 7,35%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 18 tháng trở lên và số tiền từ 10 tỉ đồng trở lên.
Biểu lãi suất ngân hàng ACB khu vực ngoài TP HCM mới nhất đầu tháng 4/2020:
Bên cạnh hình thức gửi tiết kiệm thông thường tại quầy, ACB còn triển khai một số hình thức gửi, sản phẩm tiết kiệm như: tiết kiệm phúc an lộc (cao hơn lãi suất thường 0,1 điểm %); tiết kiệm thiên thần nhỏ, an cư lập nghiệp; tiền gửi online, tiết kiệm lộc bảo toàn.
Vào đầu tháng 4, ACB đã triển khai thêm gói vay ưu đãi 10.000 tỉ đồng để đẩy mạnh hỗ trợ các khách hàng bị ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19. Đây là giai đoạn hai của gói vay ưu đãi 35.000 tỉ mà ngân hàng đang thực hiện từ đầu tháng 2 đến nay nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Các ưu đãi gồm thời gian cho vay từ 36-48 tháng, vốn gốc được ân hạn đến 12 tháng và trả dần cho đến khi hết hạn khoản vay. Lãi suất vay thấp hơn đến 2% so với mặt bằng lãi suất vay của 2019.
Ngoài ra, ACB còn giảm phí giao dịch thanh toán trong và ngoài nước đến 50% tuỳ theo nhóm đối tượng khách hàng; miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng trên online, phí chi hộ lương, phí rút tiền ATM dành cho khách hàng cá nhân kinh doanh; doanh nghiệp và nhân viên trả và nhận lương qua ACB.
Trước đó trong tháng 2, ACB triển khai giai đoạn 1 với chương trình vay 25.000 tỉ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân có khó khăn trong hoạt động kinh doanh do tác động dịch COVID-19 với lãi suất ưu đãi giảm 0,5%-1,5% so với lãi suất thương mại của năm 2019.
Thu Hoài
Theo Kinh tế & Tiêu dùng