Dantin - Nếu cô em gái bạn "bồ kết" tên bạn thân thì đây là những quy tắc để bảo toàn tình cảm anh em + bạn bè.
Dantin - Nếu cô em gái bạn "bồ kết" tên bạn thân thì đây là những quy tắc để bảo toàn tình cảm anh em + bạn bè.
Điều 1: Áp dụng với bạn
Nên:
- Tìm hiểu xem chuyện “tim mạch” này liệu có phải tình cảm chân thật hay không. Liệu thằng bạn thân có phải vì “nể” bạn mà không nỡ từ chối cô em gái, hoặc cô em gái chỉ là đang mắc phải cơn “say nắng” trẻ con nhất thời.
- Để tránh những rắc rối mà bạn có thể vướng phải khi hai tên kia quen nhau, bạn phải thỏa thuận rõ với cả hai những điều khoản nhất định để cả ba có thể an toàn, vui vẻ với nhau. Ví dụ như phân chia thời gian đi chơi thế nào để em gái không khiếu kiện anh trai giành giật người yêu của nó, hoặc có những cuộc vui chơi nào mà em gái không nên tham gia…
- Tận dụng ưu thế hiểu rõ hai nhân vật chính kia để giúp họ hiểu hơn về nhau, tránh những xung đột không cần thiết có thể hủy hoại tình yêu.
Không nên:
- Phản đối chuyện tình cảm này theo hướng tiêu cực kiểu như: “có thằng đó là không có tao” (với cô em gái), hay “quen nhỏ em tao thì không bạn bè gì nữa” (với thằng bạn thân).
- Bày trò, hoặc nói xấu người này với người kia, hòng làm cho hai đứa nó chia tay nhau.
- Bạn lo lắng cho cô em gái, nên thay mặt nó “quản lý” cậu bạn thân. Nên nhớ, cực hiếm có chàng nào có người yêu rồi mà thôi những trò rất… con trai như nhìn ngắm người đẹp, buôn chuyện hay bình phẩm xuýt xoa về người đẹp... Vì thế, đừng quá đỗi khắt khe.
Ảnh minh họa
Điều 2: Áp dụng với tên bạn thân
Nên:
- Suy nghĩ thật kỹ trước khi tiến tới quyết định “cặp kè” với em gái của bạn thân. Vì nếu tình cảm ấy “chết yểu” quá sớm, bạn có thể bị mang tiếng Mr. Sở, vừa mất đi bạn nối khố của mình.
- Bạn đang có ưu thế rất lớn: có một đồng minh trong gia đình của người yêu. Vì thế, không khó khăn gì trong việc chiếm luôn tình cảm của phụ huynh nàng. Nhanh chóng đến nhà ra mắt đi nào.
Không nên:
- Mang những bí mật “thâm cung bí sử” của anh người ta ra kể. Bạn sẽ gặp rắc rối với bạn thân của mình. Đã thế, nếu bí mật ấy khiến anh em họ “ly tán” thì rắc rối sẽ còn to hơn nữa.
- Thường xuyên cancel cuộc hẹn đột xuất với bạn thân vì người yêu gọi. Thường xuyên trễ hẹn với nàng vì mãi lo bù khú với bạn thân. Ở đây, khi hai người đó là anh em, họ sẽ dễ dàng có “ác cảm” với nhau nếu bạn cứ đứng giữa mà không biết làm sao cho cân bằng.
Ảnh minh họa
Điều 3: Áp dụng cho em gái
Nên:
- Tận dụng ưu thế có anh trai là bạn thân của người yêu để tìm hiểu thêm về anh ấy, biết những sở thích sở ghét của anh ấy để tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
- Quản lý ngầm người yêu thông qua anh mình. Tất nhiên không phải lộ liễu quá, mà chỉ cần theo dõi anh yêu thông qua những câu chuyện của anh trai về cuộc sống của hai người đó thôi.
- Nhờ anh trai “cứu bồ” trong những lúc “củi lửa” với người yêu. Chính ông anh trai sẽ thành người tâm sự và cầu nối để giải quyết khúc mắc.
Không nên:
- So sánh 2 người với nhau. Ở bên người này thì ca tụng người kia chẳng hạn. Con trai vốn không thích bị xem là “yếu cơ” hơn một người khác, đặc biệt ở đây lại là chiến hữu của mình thì lại càng không thích.
- Tham gia quá nhiều hoặc quá sâu vào những buổi gặp mặt của anh trai và anh ấy. Con trai cần có những bí mật riêng tư và nhữn cuộc “bù khú” riêng tư của họ mà con gái không nên xen vào.
- Mỗi khi hờn dỗi anh yêu hoặc có bất hòa với anh ai thì cố gắng lôi kéo người còn lại về phe mình, cô lập “kẻ thù” và tận dụng ưu thế đó để quyết giành phần thắng về mình.
Lan Hương