Các nhà khoa học giải thích hiện tượng trôi xa dần của mặt trăng so với trái đất, nhật thực toàn phần sẽ không còn trong tương lai.
Những người ưa thích thiên văn học tại Mỹ đang trông chờ nhật thực toàn phần đầu tiên đi qua lục địa nước này kể từ năm 1918 vào ngày 21/8 tới. Tuy nhiên, thế hệ sau có thể sẽ không còn được quan sát hiện tượng này nữa.
Trong tương lai, loài người sẽ không được chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần.
Nguyên nhân do mặt trăng đang dần trôi xa khỏi trái đất 4 cm mỗi năm. Dự kiến trong khoảng 600 triệu năm nữa, vệ tinh tự nhiên duy nhất của trái đất không đủ lớn để tạo nên nhật thực toàn phần.
Nhật thực toàn phần xảy ra nhờ hiện tượng toán học tình cờ. Tỷ lệ khoảng cách của mặt trời tới trái đất cũng bằng đúng với tỷ lệ đường kính của hành tinh này so với mặt trăng, gấp 400 lần. Do đó, khi mặt trăng hiện ra phía trước mặt trời, vệ tinh này chặn hoàn toàn ánh sáng và xảy ra nhật thực toàn phần.
Nhật thực có nhiều hình dáng khác nhau do quỹ đạo của mặt trăng không đều đặn. Thực tế vệ tinh này thay đổi khoảng cách khi xoay quanh trái đất, giao động trong khoảng 406.000 km và 356.000 km.
Ở khoảng cách xa nhất, mặt trăng không thể che phủ hoàn toàn mặt trời. Điều này dẫn đến hiện tượng nhật thực hình khuyên hay "nhẫn lửa", nơi viền ngoài của mặt trời hiện xung quanh mặt trăng.
Nếu mặt trăng không đi chính diện qua mặt trời, nó để lại một phần không che phủ, hiện tượng này là nhật thực một phần.
Nhật thực toàn phần thường diễn ra với tần suất 18 tháng một lần trên vị trí bất kỳ ở trái đất, mặc dù một số nơi có tấn suất thấp hơn. Những hiện tượng nhật thực một phần hay diễn ra hơn nhưng không thu được sự chú ý bằng nhật thực hình khuyên.
Các nhà khoa học cho rằng mặt trăng được hình thành khoảng 4,5 tỷ năm trước và có khoảng cách 23.000 km so với mặt đất, gần hơn 15 lần so với hiện tại. Khi đó, nhật thực xảy ra thường xuyên hơn và trên vùng rộng lớn hơn.
Hình ảnh biếm họa mặt trăng đang trôi xa dần trái đất.
Sự tương tác trọng lực giữa hai hành tinh đã khiến cho mặt trăng trôi dần ra xa, khi những đợt triệu dâng của đại dương tiếp năng lượng cho quỹ đạo mặt trăng, khiến nó lớn hơn. Ngược lại, điều này cũng làm mặt trăng di chuyển chậm lại.
Hoàng Phương
Theo ĐSPL, Vietnammoi