Chị Hồng Phước mong muốn các con sẽ không quên nguồn cội, nơi mà chị đã sinh ra và lớn lên. Chính vì thế, chị đã sưu tập hơn 100 bộ trang phục truyền thống của các vùng miền, dân tộc Việt Nam cho ba con của mình.
Chị Hồng Phước hiện đang sinh sống cùng chồng và 3 người con tại Canada. Cuộc sống của bà mẹ ba con vẫn bình yên và lặng lẽ trôi qua từng ngày với những kỷ niệm đẹp, những ký ức vui vẻ bên những người thân yêu của mình.
Chị là mẹ của ba bé lai hai dòng máu Việt - Canada vô cùng xinh xắn và đáng yêu. Bé gái đầu tên Xuân Uyên (6 tuổi), tiếp đó bé Uyên Khanh (5 tuổi) và cậu con trai út Khanh Nguyên (3 tuổi).
Chị mong muốn các con mình dù sinh ra và lớn lên ở Cananda vẫn thành thạo, nói đọc lưu loát tiếng Việt và hiểu văn hóa, phong tục tập quán để không quên quê hương nguồn cội của mẹ.
Chị Phước tâm sự, mong ước đó của mình vẫn luôn khao khát thực hiện được. chính vì thế khi mang bầu 3 bé, mình đều nói chuyện và cho con nghe nhạc tiếng Việt. Và từ khi các bé chào đời, mình đều giao tiếp với các con bằng tiếng Việt, và luôn nhắc nhở các con rằng “mẹ là người Việt Nam”.
Cũng nhờ nỗ lực dạy con tiếng Việt, hiện tại 3 bé đã rất thích thú và chủ động khi nói tiếng Việt.
Không chỉ dạy con nói tiếng Việt , chị Hồng Phước sưu tập đủ áo dài, áo bà ba, gánh hàng rong, nón lá, trang phục Âu Lạc; xiêm y Bà Trưng, Bà Triệu; váy áo cổ trang... để dạy các con về văn hó, nguồn cội của dân tộc Việt Nam.
Chị Hồng Phước cho hay, vào dịp Têt năm 2012, chị rất muốn bé Xuân Uyên diện trang phục Áo dài nhưng không tìm thấy nơi bán. Và chị đã chia sẻ điều này với một người bạn đang sống tại Việt Nam, bạn chị đã mua một bộ Áo dài rồi gửi qua Canada tặng chị.
Khi bé Xuân Uyên điện trang phục Áo dài Việt đã khiến mọi người phải trầm trồ khen ngợi và được chụp ảnh đăng lên tạp chí địa phương Red Deer Advocate. Kể từ đó, chị Phước tìm mua thêm những bộ trang phục truyền thống cho con mặc trong các dịp lễ hội, Tết
Hiện nay, gia tài tủ đồ của các con chị Phước có tới hơn 100 bộ trang phục truyền thống của các vùng miền, dân tộc Việt Nam được chị nhờ người thân mua và gửi sang.
Chị Phước chia sẻ thêm, mỗi khi con mặc một bộ trang phục truyền thống nào, mình đều nói rõ cho các con về nguồn gốc, phong tục tập quán, nét văn hóa đặc trưng của vùng, miền đó.
Các bé rất thích thú và hào hứng khi được khoác những bộ trang phục truyền thống trên người.
Điều làm chị hạnh phúc hơn đó là được sự ủng hộ của chồng và gia đình chồng. Mẹ chồng chị rất tâm lý và luôn nhắc nhở chị dành thời gian dạy các con tiếng Việt.
Ba bé dễ thương trong trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên.
Thích thú khi được hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội trong mỗi dịp Tết Trung thu.
Biến hóa thành những cô gái, cậu bé vùng sông nước miền Tây
Chỉ mong các con dù có sinh ra và lớn lên ở nước ngoài vẫn nhớ mãi nguồn cội và vẫn nhớ là con cháu Việt Nam”, chị Phước tâm sự.
Bé Khanh Nguyên trong những bộ trang phục truyền thống.
Mỗi lần ngắm nhìn các con trong trang phục truyền thống, hào hứng nghe mẹ kể về lịch sử, văn hóa Việt, chị Phước lại cảm thấy ấm lòng bởi các con luôn tôn trọng và nhớ về nguồn cội, luôn gắn bó tình cảm với quê nhà và người thân ở Việt Nam.
(Ảnh: NVCC)
Diễm Như
Theo ĐSPL, Vietnammoi