Hôm thứ Năm (1/6), Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi hiệp ước Paris về biến đổi khí hậu. Ông Trump cũng nói muốn bắt đầu đàm phán để gia nhập lại vào hiệp định, theo cách ông gọi là một thỏa thuận bình đẳng hơn. Phát biểu này sau đó đã nhận nhiều chỉ trích từ chính phủ các nước châu Âu.
Quyết định này của ông Trump sẽ tách biệt nền kinh tế lớn nhất ra khỏi các quốc gia còn lại trên thế giới, cũng đi ngược lại với mong muốn của nhiều công ty lớn tại Mỹ. Ngược lại, ông Trump nhận được sự ủng hộ của các quan chức chính phủ và thành viên bảo thủ.
“Để làm tròn trách nhiệm bảo vệ đất nước và người dân của mình, Mỹ sẽ rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nhưng sẽ bắt đầu đàm phán để gia nhập lại vào hiệp định này hoặc một thỏa thuận hoàn toàn mới với những điều khoản công bằng hơn với nước Mỹ, các doanh nghiệp, người lao động, người dân, và người nộp thuế của Mỹ”, ông Trump phát biểu.
Sau khi chính thức tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, Tổng thống Trump muốn tái đàm phán để gia nhập với một thỏa thuận bình đẳng hơn cho nước Mỹ.
“Vì vậy, chúng ta ra khỏi hiệp ước, nhưng chúng ta sẽ bắt đầu đàm phán và xem nếu có thể đạt được một thỏa thuận công bằng. Nếu chúng ta có thể, điều đó là rất tốt, và nếu không thể thì cũng không sao”, ông nói thêm.
Chính phủ các nước Đức, Italy và Pháp, ba nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu, ngay lập tứ bác bỏ ý tưởng này. Theo Reuters, ba quốc gia công bố một văn bản chung hôm thứ Năm nói rằng họ “tin tưởng chắc chắn” rằng hiệp định không thể tái đàm phán.
Ông Trump sẽ không thể tự động rút ra khỏi thỏa thuận cho đến tháng 11/2019, và Mỹ phải thông báo trước thời điểm rời khỏi hiệp định một năm.
Theo CNBC, Nhà Trắng cho rằng Mỹ đã giảm khí thải CO2 và không cần Hiệp định Paris để cắt giảm nhiều hơn nữa,
Lyly Cao
Theo Kinh tế & Tiêu dùng