“Mọi người hãy nhìn vào chương trình :" Hỏi xoáy đáp xoay" trên VTV3, về hình thức cũng như nội dung cả thì cuốn sách cũng tương tự như thế nhưng tại sao chỉ giáo sư Xoay được yêu quý đến thế còn sát thủ - mưng mủ lại không được chấp nhận mà bị “đá xoáy” nhiều quá”…
“Mọi người hãy nhìn vào chương trình :" Hỏi xoáy đáp xoay" trên VTV3, về hình thức cũng như nội dung cả thì cuốn sách cũng tương tự như thế nhưng tại sao chỉ giáo sư Xoay được yêu quý đến thế còn sát thủ - mưng mủ lại không được chấp nhận mà bị “đá xoáy” nhiều quá”…
“Thế thì cấm cả Giáo sư xoay chứ”
Người trẻ trong xã hội hiện nay vẫn luôn có những quan niệm và suy nghĩ riêng của chính mình. Và cả trong ngôn ngữ cũng vậy.
Giáo sư Trần Trí Dõi đã từng chia sẻ: “Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên nó luôn luôn phát triển cùng xã hội. Hiện tượng “ngôn ngữ chat” và những “lời nói cố định” như trong cuốn sách “Sát thủ đầu mưng mủ” đúng là thể hiện sự phát triển không ngừng của ngôn ngữ trong quần chúng, trong đó có bộ phận là những người trẻ tuổi”.
Một bức tranh trong cuốn Sát thủ đầu mưng mủ
Cũng theo ông: “Cách tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” không xa lạ gì với tiếng Việt… Chính bản chất ngôn ngữ của tiếng Việt cho phép tạo ra những “lời nói cố định” như trong cuốn “Sát thủ đầu mưng mủ” chứ có phải điều gì mới mẻ đâu.
Cho nên nếu phủ nhận việc tạo ra những lời nói theo thói quen (rồi trở thành cố định) như thế là chưa thấy hết sức sản sinh từ ngữ trong tiếng Việt”.
Ngay bản thân tác giả cuốn sách – họa sĩ Thành Phong cũng đã tâm sự: “Mỗi ấn phẩm nó có một mục đích riêng của nó. Khi một ấn phẩm giải trí mà áp đặt cho nó một tiêu chí như một cuốn sách giáo khoa thì nó là một điều hết sức vô lí ngay từ cách đặt vấn đề”.
Tự nhận đây là cuốn sách thu thập các thành ngữ sành điệu của giới trẻ qua tranh vẽ, Thành Phong thành thật với độc giả ngay trong lời giới thiệu dí dỏm của anh: "... bạn lật cuốn sách trong tay với một vẻ tò mò, tự nhủ, không hiểu đây là loại sách gì... Sách gì mà rặt những thoải con gà mái với lại bét nhè con gà què... với lại cướp trên giàn mướp với lại ngất trên cành quất... câu cú cứ ngổ ngáo kỳ quặc chết lên được!... ờ thì đại để nó là một cuốn cẩm nang thành ngữ có minh họa dành cho "dững người trẻ"...".
Trong khi đó, trên thực tế, hiện nay trên rất nhiều những kệ sách vẫn đang tồn tại tràn lan truyện tranh bẩn và câu hỏi đặt ra cho những cuốn sách truyện ấy là “Ai cấm? Ai quản? Quản như nào?” hay chỉ “đơn giản như đan rổ” là “không quản được thì cấm?”
Xung quanh những bài viết về cuốn sách, từ ngày ra mắt, trong thời gian tạo cơn sốt đến khi “Sát thủ” bị ngừng phát hành đã có rất nhiều độc giả thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình về hiện tượng được coi là ‘mưng mủ” trong ngôn ngữ của giới trẻ.
“Không nên quá khắt khe và phiến diện trong đánh giá tác phẩm này. Hãy xen nó là tập hợp những câu nói vui mang tính chất giải trí. dù rằng có một số câu không đúng nghĩa nhưng hãy xem nó như một cánh suy nghĩ khác mà thôi. Trong toán học 1+1 =2 là điều tất nhiên, nhưng trong ngôn ngữ đôi lúc 1 + 1 chưa hẳn đã là 2.
Mọi người hãy nhìn vào chương trình :" Hỏi xoáy đáp xoay" trên VTV3, về hình thức cũng như nội dung cả thì cuốn sách cũng tương tự như thế nhưng tại sao chỉ giáo sư Xoay được yêu quý đến thế còn sát thủ - mưng mủ lại không được chấp nhận mà bị “đá xoáy” nhiều quá”…- một độc giả nêu ý kiến.
Và phải chăng nếu thế “Hỏi xoáy đáp xoay” với những câu trả lời hóm hỉnh nhưng cũng “chẳng đâu vào đâu” của Giáo sư Xoay cũng nên ngừng phát sóng?
Tiếng nói “dững người trẻ”
Cầm trên tay bản scan “Sát thủ đầu mưng mủ” Minh Hoàng – THPT Phan Đình Phùng háo hức: “Những câu nói Sát thủ này đến quá nửa chúng em sử dụng hàng ngày từ lâu rồi còn có những câu vần vè thì có khi bây giờ mới biết. Nhưng giờ có thêm mấy bức tranh minh họa nên thấy hay ho hơn”.
Càng bị cấm, cuốn sách càng "sốt"
Nhóm bạn Thu Thùy (Hoàng Hoa Thám – Hà Nội) cũng chia sẻ: “Việc cấm hay không cấm cuốn sách chúng em cũng không quan tâm nhiều lắm. Nhưng đây đúng là những câu nói rất thông dụng của bọn em bây giờ. Mà trong thực tế chúng em còn có nhiều hơn những câu như thế. Kiểu như “trào lưu sát thủ” thỉnh thoảng nhóm bạn ngồi nghịch ngợm với nhau cũng tự sáng tác tranh theo những câu nói ấy. Cảm thấy thực sự rất vui và thú vị”.
Còn cô Tạ Thị Tuyến ( Ngọc Hà – Hà Nội) thì cho rằng: “Con cô hiện nay đang học lớp 7, những lúc đi đón con ở trường cũng thấy các cháu có khi nói những câu vần vè như thế. Mấy cô chú đi đón em cũng phá lên cười: “Đúng là sao bọn trẻ bây giờ nó ranh thế!”. Với riêng cô, đọc cuốn sách cho cô biết cách nói của giới trẻ, cũng chỉ là những câu nói vui . Coi như một cuốn truyện cười thôi”.
Và dù cấm xuất bản, thu hồi sách thì những câu nói ấy vẫn đang tồn tại trong đời sống của những người trẻ. “Vấn đề là ở cách chúng em sử dụng thôi chứ. Bạn bè nói với nhau thì “ngất ngây con gà tây” nhưng chúng em vẫn biết không thể nói với cha mẹ, thầy cô hay những người lớn tuổi với kiểu “bét nhè con gà què” như thế” – Duy Hùng – THPT Tây Mỗ nói.
Trong bức tường có không ít những định kiến đối với giới trẻ ngày nay vẫn cần có sự cởi mở mang tính chất cởi trói…
Hồng Khanh
Theo Vietnamnet