Sự kiện hot
khoảng 1 năm trước

Ngành sản xuất và logistics năm 2023 dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ

Theo báo cáo logistics Việt Nam 2022, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giao đoạn 2022 –  2027 được dự báo đạt mức 5,5% song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch Covid – 19. Với tổng ngân sách quốc nội (GDP) sau 9 tháng năm 2022 đạt mức 8,3%. Đây là cơ hội tốt để thị trường logistics Việt Nam bứt phá trong năm 2023.

Tìm hiểu cơ hội và thách thức của ngành Logistics Việt Nam

Báo cáo thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain Company, thương mại điện tử liên tục tăng trưởng hai con số tại thị trường Việt Nam trong những năm qua và đạt trên 14 tỷ USD năm 2020. 

Dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử trong giai đoạn 2020 – 2025 là 29%, và tới năm 2025 sẽ đạt quy mô 52 tỷ USD. Cho thấy tình hình logistics ở Việt Nam trong năm 2023 và cả những năm tới đầy triển vọng, tiềm năng. 

Thương mại điện tử là ngành gắn với dịch vụ logistics. DỊch vụ logistics giữ vai trò quan trọng trong dây chuyền thương mại từ người bán đến người mua với quy trình hoàn tất đơn hàng, bao gồm các khâu đóng gói, vận chuyển, thu tiền…. Do vậy, việc thương mại điện tử tăng trưởng tốt tại Việt Nam sẽ kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của thị trường logistics trong thời gian tới.

Xu hướng bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam với một số ông lớn như Shopee, Lazada, Tiki… đã trở thành cơ hội đầy tiềm năng để các doanh nghiệp logistics Việt Nam cần đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng kho vận hiện đại trong việc phát triển chuỗi cung ứng.

Theo đó, các chuyên gia đã đưa ra dự đoán về 5 xu hướng chính nhiều khả năng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các giải pháp sản xuất và phân phối hàng hóa trong năm 2023.

IoT sẽ tiếp tục mở rộng

Về khía cạnh kết nối, Internet vạn vật (IoT) sẽ tiếp tục là xu hướng theo đuổi của không chỉ ngành sản xuất, logistics mà còn ở nhiều lĩnh vực liên quan đến công nghệ khác.

Riêng trong sản xuất và hậu cần, các thiết bị IoT giúp thu thập, phân tích dữ liệu rồi truyền đạt kết quả về hệ thống các công ty, từ đó cải thiện hoạt động kinh doanh. Các dữ liệu thu về có thể cho thấy bộ phận nào hoạt động thiếu hiệu quả, cần được thay đổi, cắt giảm hay cải thiện, bổ sung. Đây cũng là cách các doanh nghiệp nâng cao mức độ an toàn cho người lao động song song với giảm lãng phí nhân lực.

Tổng số thiết bị IoT được sử dụng trong lĩnh vực này dự kiến tăng hơn gấp đôi trong hai năm tới. Bù lại, các công ty cần xem xét kỹ lưỡng các lỗ hổng bảo mật liên quan đến thiết bị thông minh để tránh tình trạng rò rỉ dữ liệu.

Tăng cường áp dụng mô hình PaaS

Một xu hướng tiếp theo đó là, nhiều tiềm năng tăng tốc năm 2023 là việc áp dụng mô hình PaaS (Nền tảng như một dịch vụ - Platform as a service). Đây vốn là một dạng biến thể của SaaS. Tuy nhiên, mô hình cloud computing này mang đến môi trường phát triển như một dịch vụ.

Doanh nghiệp sẽ xây dựng ứng dụng chạy trên cơ sở hạ tầng của nhà cung cấp, sau đó phân phối tới người dùng qua máy chủ của nhà cung cấp đó. Mô hình này giúp tạo ra tương tác tốt hơn với khách hàng và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới.

Mô hình kinh doanh PaaS còn mang đến cho các nhà cung cấp ứng dụng, dịch vụ giải pháp khác như hợp đồng bảo trì, tùy chỉnh, dựa trên nhu cầu và điều kiện cụ thể. Điều này giúp mối quan hệ kinh doanh mang yếu tố cá nhân hóa hơn.

Hệ thống MES sẽ tiếp tục tăng

Trong số các xu hướng công nghệ lớn trong sản xuất và logistics, hệ thống thực thi sản xuất (MES) được các chuyên gia đánh giá cao và nhiều tiềm năng. MES giúp theo dõi và ghi lại toàn bộ quy trình sản xuất với dữ liệu thời gian thực. Hệ thống này còn giúp giám sát từ khâu lập kế hoạch sản xuất đến kiểm soát hàng tồn kho, lịch làm việc của nhân viên...

LMaaS – Last Mile as a Service

Thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ (trái ngược với hoạt động hàng hóa B2B), khách hàng muốn giao hàng nhanh hơn, chính xác hơn với giá ngày càng thấp hơn. Các công ty có quy mô lớn như Amazon, Alibaba, Ebay, Bestbuy, Walmart… có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nhưng các công ty nhỏ thì khó có thể dễ dàng đáp ứng. Nhưng họ bắt buộc phải theo kịp nếu muốn tồn tại.

Outsource quản lý chuỗi cung ứng

Thay vì chỉ đề cập tới các hoạt động như: Thuyết chấp nhận công nghệ, Crown shipping, Máy học… các lý thuyết lĩnh vực này còn thiếu và rời rạc, mặc dù tần suất bài đăng, nghiên cứu về lĩnh vực này trong 5 năm trở lại đây đã tăng đáng kể.

Các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần bên thứ ba (3PL) giúp đáp ứng và giải quyết các nhu cầu về hàng hóa trì hoãn kéo dài, giúp mọi thứ lưu thông suôn sẻ và nhanh chóng hơn. Với làn sóng toàn cầu hóa, 3PL càng cho thấy tiềm năng giúp loại bỏ gánh nặng xử lý vận chuyển và giao hàng.

Các nhà cung cấp 3PL còn có thể giúp quản lý hàng tồn, lưu kho, phân phối và lên đơn hàng. Các doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ có thể thông qua đội ngũ outsource này hợp lý hóa bất kỳ phân đoạn nào trong chuỗi cung ứng, từ tìm nhà cung cấp nguyên vật liệu đến phân phối sản phẩm cuối cùng.

Tiến Hoàng/KTDU
Theo Kinhtedouong

Từ khóa: