Khác với nghề pha chế rượu phù hợp với các bạn có tính cách sôi nổi, thích hướng ngoại; nghệ thuật pha chế cà phê lại thiên về nội tâm sâu lắng.
Khác với nghề pha chế rượu phù hợp với các bạn có tính cách sôi nổi, thích hướng ngoại; nghệ thuật pha chế cà phê lại thiên về nội tâm sâu lắng.
So với nghề pha chế rượu, nghề pha chế cà phê cũng không khác ở độ khó bởi nó cũng đeo đuổi sáng tạo các hỗn hợp thức uống vừa hấp dẫn, ngon miệng, vừa ấn tượng lại đậm tính nghệ thuật và giàu sáng tạo. Tuy nhiên, mãi tới đầu năm 2009, nghề pha chế cà phê mới thực sự được chú ý ở nước ta và được đưa vào giảng dạy ở một vài trường dạy nghề.
Trương Thanh Trung - Đệ nhị pha chế cà phê Việt Nam 2011
Trước đó, các bạn trẻ trót đam mê nghề này chỉ có cách lên mạng tìm kiếm hình ảnh, thông tin trên YouTube và mày mò tự học, tự sáng tạo. Nhiều bạn trẻ bỏ hàng giờ đồng hồ loay hoay bên các tách cà phê để tạo dáng với hàng chục kiểu trang trí ngộ nghĩnh bằng bọt kem, sô cô la… như hình trái tim, ông mặt trời, chú gấu xinh xắn, con công, hình hoa lá. Càng làm, càng thích, sau nhiều lần luyện tập thất bại, rốt cuộc các bạn cũng tạo ra được nhiều tách cà phê đẹp, đậm chất nghệ thuật, được không ít khách hàng trầm trồ. Trương Thanh Trung (29 tuổi) cho biết, anh xuất thân từ nghề pha chế rượu, nhưng trong suốt quá trình làm việc tại khách sạn Sheraton và Caravelle, anh vẫn âm thầm tự học cách pha chế cà phê và quyết định rẽ sự nghiệp mình sang hướng pha chế cà phê chuyên nghiệp. Anh đã từng nhận giải 3 trong cuộc thi Barista Championship 2010 và giải Đệ nhị pha chế cà phê Việt Nam 2011.
Hiện đang là giảng viên nghề pha chế cà phê tại Trường quản lý khách sạn Việt - Úc, anh Trung cho biết, nhiều chủ tiệm cà phê liên tục nhờ tìm kiếm hộ các nhân viên pha chế cà phê thành thạo nhưng vẫn không đủ nguồn cung ứng.
Ngọc Bi
Theo Thanhnien