Sự kiện hot
13 năm trước

Nghệ thuật thể hiện sự chân thật

Người vợ thật thà, hồn nhiên với chồng là tốt, nhưng phải có cách thể hiện sự thật thà, chân chất ấy như thế nào để lôi cuốn được người chồng, làm cho cuộc sống gia đình tốt lên. Đồng thời mình cũng được thưởng thức và cảm thấy vui sướng với cách thể hiện của mình.

Người vợ thật thà, hồn nhiên với chồng là tốt, nhưng phải có cách thể hiện sự thật thà, chân chất ấy như thế nào để lôi cuốn được người chồng, làm cho cuộc sống gia đình tốt lên. Đồng thời mình cũng được thưởng thức và cảm thấy vui sướng với cách thể hiện của mình.

Mình nói năng cộc lốc khô cằn là do cái đầu của mình cứng chứ không phải mình không có khả năng nói dịu dàng, duyên dáng. Mình nói, “Ui, tôi lúc nào cũng thật thà, lúc nào cũng chân chất. Tôi không đểu giả, đầu môi chót lưỡi. Tôi không trang trí để dụ dỗ chồng tôi”.

Nói như vậy là hiểu lầm. Tất cả những việc mình làm không phải là sự lừa dối mà thể hiện sự đặc biệt của mình. Nếu không làm thì mình là kẻ lười biếng, thiếu trách nhiệm với việc xây dựng hạnh phúc gia đình chứ không phải thật thà. Kiểu thật thà đó đúng như câu ông ba ta thường nói “thật thà là cha đứa dại”.

Phải thể hiện sự chân thật như thế nào?

Có hai cách thể hiện sự chân chất, thật thà. Về mặt hình thức, mình thể hiện vẻ duyên dáng, uyển chuyển, đằm thắm, giống như người đóng kịch, người khéo môi khéo miệng, khéo biểu diễn.

Về mặt sâu thẳm, nó nằm trong ánh mắt của mình để chồng nhìn vào thì biết mình đang tha thiết cái gì, biết mình như thế nào. Tất cả sự sâu thẳm nằm gọn trong ánh mắt đó! Nếu đôi mắt, nụ cười của mình hờ hững, không sâu sắc, nhiệt tình, nồng nàn (đó là chưa kể sự khó chịu, vô duyên…), chẳng khác nào mình đang mở cửa tù cho chồng bước vào.

Xóa tan bản ngã trước chồng

Đứng trước chồng, quý vị cần phải xóa tan bản ngã của mình. Như thế nào là cư xử, ăn nói đầy bản ngã? Chẳng hạn, vợ nói với chồng như sau: “Tôi là vợ ông đây. Tại sao ông đi làm giờ này mới về? Tại sao áo của ông tôi mới ủi buổi sáng bây giờ thấy nhăn? Tại sao quần của ông xốc lên xốc xuống thế này?”. Hoặc người vợ còn có tính hay nghi ngờ, «Tại sao hôm nay ông không để điện thoại trên bàn mà lại bỏ trong túi, chắc là có chuyện gì đây?», hoặc luyện cái mũi để hít mùi lạ, rồi lục lạo bóp ví, máy tính, điện thoại của chồng…

Thay vì hoài nghi, người vợ nên quan tâm đến chồng một cách duyên dáng: “Anh à, anh nhớ đem theo điện thoại bên mình nhé, chứ bỏ quên trên bàn lỡ ai gọi thì không gặp được”. Người vợ có sự trung thực sâu thẳm bên trong không mừng rỡ khi thấy điện thoại để trên bàn, cũng không dự định thừa lúc chồng đi tắm mà xem lén. Nếu lỡ có mở ra và thấy những tin nhắn không vừa ý mình thì thông cảm, xem như mình hoàn toàn không biết gì. Nhưng tốt nhất là đừng xem! Đó là những ứng xử ban đầu.

Việc gì cũng vậy, bước đầu bao giờ cũng quan trọng nhất. Giống như khi học nhảy đầm, nếu nhảy bước đầu trật thì tất cả các bước sau sẽ rối hết. Khi chồng đi làm về, mình mở cửa đón chồng mà không suông sẻ thì từ đó cho đến tối là rắc rối hết. Cả một đêm đó sẽ rắc rối cho đến sáng hôm sau. Sự rắc rối cứ mãi tăng lên. Rồi mình lại ngồi than thân trách phận, “Sao đời mình khổ thế này? Đời quả thật là bể khổ? Làm kiếp con người quả là khổ quá!”. Mình nghĩ đến ông bà, cha mẹ và thấy họ cũng khổ. Lúc ấy, không khéo mình lại bảo “Nghiệp chướng của mình nặng nề quá!”. Đơn giản là mình đã đi sai nhịp ngay từ bước đầu tiên nên phải gánh lấy hậu quả suốt cả đêm dài.

Nếu ở bước đầu tiên, mình bỏ mất bản ngã và đi đúng nhịp, đêm đó mình sẽ bảo: “Đời là thiên đàng tại thế”. Vậy thì, thiên đàng hay địa ngục phụ thuộc vào bước đầu tiên, tùy cách mình xử lý. Đời là tờ giấy trắng, trên tờ giấy trắng ấy mình muốn vẽ quả táo hay con rắn, tùy mình.

Bước tiếp theo là chuẩn bị cơm nước, đồ ăn ngon. Mình phải lắng nghe khẩu vị của chồng, thậm chí phải thuộc làu khẩu vị lúc chồng 11 tuổi.

Sau khi cùng ăn cơm xong, quý vị chuẩn bị một việc gì đó, đơn giản, nhẹ nhàng cho chồng con cùng tham gia, để tạo không khí chung trong gia đình.

Phải chân thành nhưng đừng ỷ lại và sống liều mạng bằng sự chân thành. Cứ bám vào sự chân thành của mình, có ngày người chồng sẽ nói: “Tôi chán chết vì cái sự chân thành của bà! Tôi muốn bà hay chứ tôi không muốn bà chân thành”. Sự chân thành phải được thể hiện qua một nghệ thuật đặc biệt – chỉ chứa đựng trong con mắt sâu thẳm mà thôi.

Duy Tuệ
Theo Tienhong

Từ khóa: