Thị trường đã từng bước đi lên trong phiên chiều nhờ lực cầu gia tăng. Mặc dù đà tăng có phần hãm nhẹ về cuối phiên nhưng cũng đủ để VN-Index vượt mốc 1.010 điểm.
Về phần các Dự, BVSC nhận định khá chính xác về hướng đi của nhóm ngân hàng khi dự báo nhóm này nhiều khả năng sẽ tiếp tục có diễn biến tích cực để hỗ trợ và giữ nhịp cho đà đi lên của thị trường.
Cũng có quan điểm khả quan là TVSI khi cho rằng, nhóm vốn hóa lớn vẫn sẽ là nhóm nâng đỡ chính của chỉ số trong nhịp tăng giá này.
Tuy nhiên, TVSI cũng cảnh báo thị trường vẫn đang thiếu đi nhóm cổ phiếu có thể đóng vai trò dẫn dắt chính cũng như yếu tố hỗ trợ mới khiến cho khả năng tiến xa của chỉ số trong ngắn hạn không được đánh giá cao.
MBS cũng thiên về kịch bản tích cực với nhận định áp lực từ ảnh hưởng của đợt cơ cấu danh mục của các quỹ ETF qua đi sẽ rộng cửa cho đợt tăng mới.
* Sang phiên 19/3: Tại phiên sáng, dù dao động chủ yếu trong sắc đỏ, nhưng VN-Index đã kịp trở lại trên tham chiếu trong ít phút cuối phiên nhờ lực đỡ từ VIC, VHM, MSN…
Bước vào phiên chiều, sắc xanh chỉ tồn tại khoảng 20 phút đầu phiên trước khi VN-Index bị đẩy xuống dưới tham chiếu và nới rộng dần đà giảm do áp lực bán gia tăng tại nhiều mã bluechip, nhưng may mắn đóng cửa vẫn giữ được ngưỡng 1.005 điểm.
Đóng cửa, VN-Index giảm 5,27 điểm (-0,52%), xuống 1.006,59 điểm; HNX-Index giảm 0,83 điểm (-0,74%), xuống 110,06 điểm; UPCoM-Index giảm 0,32 điểm (-0,56%), xuống 57,1 điểm.
Về phần các Dự, thị trường đảo chiều trái với nhận định của các công ty chứng khoán như BVSC, TVSI, PHS, và MBS.
Cụ thể, PHS cho rằng thị trường có cơ hội tiến lên thử thách các ngưỡng kháng cự cao hơn. MBS lạc quan cho rằng những khó khăn của thị trường dường như đã ở lại phía sau, thị trường có triển vọng tăng mở rộng để hướng đến vùng đỉnh tháng 6, tháng 10 ở khu vực 1.025-1.040 điểm.
TVSI cũng cho thấy vùng giá 1.025-1.045 điểm sẽ là mục tiêu gần nhất mà chỉ số hướng tới trong những phiên tiếp theo.
BVSC thì cho rằng đà tăng của thị trường nhiều khả năng sẽ diễn ra với độ dốc vừa phải kèm theo đó sự phân hóa mạnh giữa các nhóm cổ phiếu.
* Sang phiên 20/3: Trong phiên sáng, lực bán dâng cao và lan tỏa khiến thị trường chìm trong sắc đỏ, đã lấy đi ngưỡng 1.000 điểm, thậm chí có thời điểm bị đẩy lùi về sát mốc 990 điểm.
Bước sang phiên chiều, lực cầu bắt đáy được kích hoạt đã giúp thị trường dần thu hẹp đà giảm. Tuy nhiên, lực đỡ chưa đủ mạnh để giúp thị trường lấy lại thăng bằng và VN-Index chưa thể chạm được mốc tham chiếu.
Đóng cửa, VN-Index giảm 4,29 điểm (-0,43%), xuống 1.002,3 điểm; HNX-Index giảm 0,44 điểm (-0,4%), xuống 109,62 điểm; UPCoM-Index giảm 0,9 điểm (-0,16%), xuống 57,01 điểm.
Về phần các Dự, vẫn bảo vệ quan điểm tăng điểm ngắn hạn, BVSC cho rằng VN-Index có thể hướng tới đích đến gần nằm tại 1020-1025 điểm. Tuy nhiên, cũng có cảnh bảo diễn biến của thị trường có thể sẽ tương đối khó chịu trong với sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu.
Tương tự, PHS cũng lạc quan nhận định thị trường vẫn đang nằm trong xu hướng phục hồi khi VN-VN-Index bảo toàn thành công ngưỡng 1.000 điểm.
Trong khi đó, MBS đưa ra nhìn nhận rằng một phiên điều chỉnh chưa nói lên điều gì vì các nhóm dẫn dắt có thể quay lại để nâng đỡ chỉ số.
* Sang phiên 21/3: Trong phiên sáng, sự thận trọng khiến VN-Index giằng co trong biên độ hẹp với thanh khoản sụt giảm và chốt phiên may mắn trở lại được sắc xanh nhạt.
Bước vào phiên chiều, quán tính của lực cầu cuối phiên sáng giúp VN-Index nới rộng đà tăng trong ít phút. Tuy nhiên, chỉ 30 phút sau, lực cung bất tung mạnh khiến hàng trăm mã giảm giá, kéo VN-Index lao dốc.
Trong đợt khớp lệnh ATC, lực bán tiếp tục được tung vào ồ ạt, kéo VN-Index lao mất hơn 20 điểm lúc đóng cửa.
Đóng cửa, VN-Index giảm 20,52 điểm (-2,05%), xuống 981,78 điểm; HNX-Index giảm 1,81 điểm (-1,65%), xuống 107,81 điểm; UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,21%), xuống 56,89 điểm.
Về phần các Dự, gần như các công ty chứng khoán đã không nhận thấy được một phiên điều chỉnh sâu của thị trường, thậm chí còn cho rằng chỉ số sẽ phục hồi như BVSC, TVSI, hay MBS.
Trong khi đó, PHS cho rằng Phiên giảm điểm có thể chỉ nằm trong một nhịp điều chỉnh kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi chính được bền vững hơn.
Mặc dù vậy, những khuyến nghị thận trọng cũng đã được đưa ra như BVSC uưu ý rằng, có thể sẽ có biến động mạnh ở nhóm cổ phiếu trong rổ VN30 do mai là ngày đáo hạn hợp đồng phái sinh kỳ hạn 1 tháng.
BSC: Nhà đầu tư nên hạn chế đầu tư vùng điểm nhạy cảm này, có rủi ro điều chỉnh cao.
* Sang phiên cuối tuần 22/3: Trong phiên sáng, với sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu họ Vingroup, VN-Index đã lên 990 điểm, nhưng nhanh chóng bị đẩy ngược trở lại tham chiếu do lực bán vẫn còn mạnh ở nhiều mã khác, nhưng may mắn có được sắc xanh nhạt.
Bước vào phiên chiều, VN-Index một lần nữa thử thách ngưỡng 990 điểm, nhưng chỉ số này một lần nữa thất bại, nhưng vẫn có một phiên tăng khá, lấy lại 1/3 số điểm đã mất ngày hôm trước.
Đóng cửa, VN-Index tăng 6,93 điểm (+0,71%), lên 988,71 điểm; HNX-Index tăng 0,28 điểm (+0,26%), lên 108,09 điểm; UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (+0,6%), lên 57,23 điểm.
Về phần các Dự, BVSC đã dự báo sai khi cho rằng, thị trường sẽ giảm về vùng hỗ trợ 970-980 điểm.
TVSI cũng có quan điểm diễn biến giảm giá có thể duy trì trong phiên tiếp theo, đặc biệt trong bối cảnh áp lực bán đang tăng cao tại nhiều nhóm cổ phiếu.
Ngược lại, tích cực hơn là MBS, khi nhận các thị trưởng mới nổi đã có quá trình retest đường trendline giảm giá dài hạn nối các đỉnh thành công, trong khi chỉ số VN-Index đang có độ trễ.
PHS nhìn ra điểm tích cực duy nhất xuất hiện tại diễn biến của khối ngoại khi động thái mua ròng vẫn còn và giá trị có gia tăng so với phiên trước.
Lạc Nhạn
Theo Đầu tư Chứng khoán