Ít ai nghĩ rằng thu nhập của một số nghề như bán hàng rong, dán điện thoại hay làm chìa khóa… lại cao gấp nhiều lần mức lương công chức hiện nay.
Ít ai nghĩ rằng thu nhập của một số nghề như bán hàng rong, dán điện thoại hay làm chìa khóa… lại cao gấp nhiều lần mức lương công chức hiện nay.
Nghề 1 vốn 4 lời
Đó là nghề dán điện thoại, laptop được rất nhiều các bạn nam sinh viên ưu thích. Để làm được công việc này, ngoài sự khéo léo, tỉ mỉ “nghệ nhân” chỉ cần có một ít vốn, ra chợ trời tìm mua vài tấm đề can có màu sắc bắt mắt, mấy miếng dán logo hay các hình ảnh mà giới trẻ đang ưa thích, một bộ lưỡi lam, vài cái bật lửa ga, một cái bảng học sinh nhỏ… đủ để hành nghề.
Những nơi dán điện thoại, máy tính luôn hút khách, nhất là giới trẻ.
Nơi "giao dịch" là những địa điểm đông người qua lại, nếu là nơi có nhiều cửa hàng điện thoại di động, máy tính xách tay thì hút khách hơn.
Thu nhập của nghề này cũng khá. Chi phí bỏ ra để dán đề can một chiếc điện thoại bây giờ chỉ vào khoảng 2.000 – 3.000 đồng, nhưng bạn sẽ thu về ít nhất là 20.000 đồng. Thế là lời từ 17.000 - 18.000 đồng/ chiếc. Nếu may mắn, một ngày bạn có thể có hàng chục khách hàng, trừ chi phí đi cũng bỏ túi vài trăm chứ chẳng chơi. Hôm nào mưa gió, ế ẩm vẫn đủ tiền ăn uống, xăng xe đi lại.
Nghề ép dẻo ra...tiền
Người bán hàng đã thiết kế chiếc xe ba gác thành một cửa hàng với đầy đủ các mặt hàng từ cái kim sợi chỉ, dây lưng, ví da đến bật lửa, đồng hồ thậm chí cả hương muỗi, lót giày, bẫy và keo dính chuột…
“Nghệ nhân” trong nghề này phải có sức khỏe, chịu khó rong ruổi trên các khu phố đông đúc, các cổng trường CĐ, ĐH trong giờ tan tầm, nhiều người qua lại. Khi có khách mua hàng, họ thường hét giá rất “trên trời” và có một điểm chung là họ thà không bán được hàng chứ không ai phá giá.
Cho nên, một chiếc que lấy ráy tai, giá trong cửa hàng chỉ 3.000 đồng họ thường bán với giá 12.000 đồng; một túi 200 chiếc que cạo lưỡi (thực chất là que tính cho trẻ con lớp 1) có giá 40.000 đồng họ bán lẻ 5.000 đồng một que; keo dính chuột giá 4.000 đồng/ hộp, họ bán 13.000 đồng; tăm bông loại thường chỉ 1.000 đồng/ gói nhưng họ bán 5.000 đồng; bật lửa ga Trung Quốc giá sỉ 1.200 đồng họ bán 3.000 đồng một chiếc…
Một cửa hàng di động ở khu vực chợ Hà Đông.
Chưa hết, chiếc loa bên thành xe đẩy luôn phát hết công suất “ép dẻo, ép dẻo - tất cả các loại giấy tờ, nhanh – bền – đẹp” khiến nhiều người chú ý. Nếu vào hiệu ảnh, ép một chiếc bằng lái xe hay chứng minh thư chỉ khoảng 3.000 đồng, nhưng bạn ép ở những cửa hàng di động này sẽ phải trả ít nhất là 15.000 đồng. Thế mà "cửa hàng di động" nhiều lúc khách xếp hàng nườm nượp.
Theo chân một “nghệ nhân”, đi từ cổng chợ Hà Đông đến ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến, Nguyễn Xiển trong một buổi chiều vừa bán hàng vừa ép nhựa cũng được gần 1 triệu. Trừ các khoản chi phí cũng bỏ túi nửa triệu tiền lãi.
Nghề thu nhập khủng
“Công cụ lao động” của nghề này cũng khá giản đơn, vài chùm phôi các loại chìa khóa, mấy chiếc giũa, chiếc kính lúp…. Theo Tuấn, sinh viên Trường ĐH Giao thông Vận tải, một thợ lành nghề ở khu vực Xuân Thủy (Cầu Giấy) cho biết “chi phí để làm một chiếc chìa khóa loại thường chỉ vào khoảng 10.000 đồng; còn chìa khóa từ thì khoảng 15.000 đồng.
Nhưng nghề này đòi hỏi phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo, không phải ai cũng làm được.
Làm chìa khóa, nghề hái ra tiền.
Tuấn tâm sự: "Tâm lý chung, khi bị mất chìa khóa ai cũng muốn làm nhanh làm lấy cái khác để sử dụng, nên dễ “ra giá” lắm. Khi ra giá em thường lấy theo từng loại xe, loại khóa và “độ lắm tiền” của chủ nhân."
“Có lần một bà cụ ở Thanh Xuân bị rơi mất chùm chìa khóa, cả khóa nhà, khóa tủ, khóa cổng nhờ em đến làm hộ. Thấy gia cảnh cụ khó khăn, làm 6 cái chìa mà em chỉ xin cụ 20.000 đồng tiền xăng thôi, làm nghề cũng phải giữ cái tâm anh ạ" - Tuấn chia sẻ.
"Lần khác, có một ông ăn mặc lịch sự, đi xe con từ Thanh Trì sang, thuê em đến nhà đánh cho gần 20 cái chìa khóa đủ các loại. Song việc ông ta đưa em về tận phòng trọ, dúi cho 2 triệu bảo cấm được quay lại nhà tao đấy" - Tuấn kể. Chưa yên tâm, ông ấy bắt em phải đưa một bản photo chứng minh thư cho ông ấy. Tâm lý nhà giàu mà anh, họ sợ mình nổi lòng tham đi làm bộ chìa khóa khác, nên phải có cái làm tin”.
Theo Xaluan