Dừng lúc đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 15,05 điểm (+1,46%) lên 1.045,96 điểm, trong đó chỉ số VN30 tăng 14,37 điểm (1,45%) lên 1.008,65 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua, toàn thị trường có 313 mã tăng/124 mã giảm, ở rổ VN30 có 24 mã tăng, 3 mã giảm và 3 mã giữ tham chiếu. Bên cạnh đó nhóm midcap và smallcap cũng tăng lần lượt 1,07% và 1,10%.
Dựa theo báo cáo phân tích một số cổ phiếu đáng quan tâm trước phiên 14/12 của một số công ty chứng khoán. Chúng tôi xin trích lược lại như sau:
BSC: Khuyến nghị đối với cổ phiếu DBC
DBC vừa hình thành phiên bứt phá sau khi tích trung hạn tại ngưỡng giá 42.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, phản ánh xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 46.5 và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu tiệm cận ngưỡng giá 55.0, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ 42.0.
KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu ACB
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, cổ phiếu ACB tăng 0.9% lên 28,200 VNĐ/cổ phiếu.
Theo thông tin từ ACB, ngân hàng ghi nhận lãi trước thuế 11 tháng 8,723 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch năm. Tổng tài sản gần 428,000 tỷ, tăng 12% so với đầu năm. Huy động đạt 343,000 tỷ đồng, tăng 11.5%. Tín dụng đạt 305,000 tỷ, tăng trưởng 13.7%. Nợ xấu được kiểm soát dưới 1%.
KBSV: Khuyến nghị đối với cổ phiếu HPG
Kết thúc phiên giao dịch ngày 11/12, cổ phiếu HPG tăng 3.2% lên 38,800 VNĐ/cổ phiếu.
HPG vừa có quyết định sẽ cơ cấu lại mô hình tổ chức. Trong đó, tập đoàn sẽ thành lập 4 tổng công ty phụ trách từng lĩnh vực hoạt động, bao gồm: Tổng công ty Gang Thép, Tổng công ty Ống thép và Tôn mạ màu, Tổng công ty Phát triển Nông nghiệp, Tổng công ty Phát triển Bất động sản.
Hòa Phát cũng dự kiến thoái vốn khỏi ngành nội thất trong năm 2021 do ngành này mang tính chất thủ công, kinh tế gia đình, sử dụng nhiều lao động phổ thông, không phù hợp mô hình sản xuất quy mô lớn của tập đoàn.
MBS: Khuyến nghị đối với cổ phiếu NT2
MBS khuyến nghị NẮM GIỮ với cổ phiếu NT2 với giá mục tiêu 27.300 đồng/CP. Với khả năng duy trì tỷ suất cổ tức 8%-10%/năm trong bối cảnh lãi suất tiếp tục được hạ cùng với việc nhu cầu phụ tải điện được dự báo phục hồi mạnh trong năm 2021 và giá nhiên liệu đầu vào đang ở mức thấp, MBS đánh giá tiềm năng của NT2 hấp dẫn trong trung và dài hạn.
Giá mục tiêu được xác định dựa trên phương pháp chiết khấu dòng cổ tức. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 11,6 lần (EPS 2021F khoảng VND 2.358).
Q3 2020 lỗ ~6 tỷ đồng do thực hiện trung tu và lỗ chênh lệch tỷ giá. Nhà máy điện Nhơn Trạch 2 dừng máy tiến hành trung tu mở rộng định kỳ tại 75.000 giờ vận hành trong tháng 9/2020 khiến doanh thu điện và lợi nhuận gộp bị sụt giảm mạnh trong kỳ, tương ứng giảm 35,7% n/n và 62,1% n/n. Ngoài ra. trong kỳ DN cũng ghi nhận khoản lỗ tỷ giá ~21 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi ~50 tỷ đồng, kéo theo Q3 lỗ ~6 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức lãi 162 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9T2020, LNST giảm 23% n/n. Sản lượng điện thương phẩm đạt 3.183 triệu kWh (-14% n/n), doanh thu ghi nhận 4.751 tỷ đồng (- 16% n/n). LNST 9T2020 giảm 23% n/n còn 422 tỷ.
KQKD năm 2021 sẽ phục hồi nhờ (i) nhu cầu phụ tải điện tăng mạnh nhờ kinh tế phục hồi khiến giá bán điện trên thị trường cạnh tranh tăng 10% n/n, (ii) chi phí nhiên liệu đầu vào (khí và dầu DO) được kì vọng sẽ chưa thể phục hồi nhanh trong 2021, và (iii) sự bổ sung nguồn khí mới từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt. giảm thiểu rủi ro thiếu khí.
Tất toán hết các khoản vay dài hạn trong 1H2021, giúp dòng tiền trở nên ổn định và đảm bảo khả năng chi trả cổ tức cao.
Nhà đầu tư chỉ nên xem những phân tích của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên. KTDU và tác giả không chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh (nếu có) liên quan đến nội dung được đăng tải.
Tạ Thành
Theo KTDU