"NHNN có chức năng là quản lý điều hành chính sách tiền tệ, còn Bộ Tài chính điều chỉnh chính sách tài khóa, thị trường vốn. TTCK có chức năng huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, nên để trực thuộc Bộ Tài chính là hợp lý", Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng Huệ, trên thế giới có 2 mô hình: một là UBCK trực thuộc Bộ Tài chính (mô hình mà Việt Nam đang sử dụng), hai là UBCK hoạt động độc lập, theo mô hình hội đồng, ủy ban chứ chưa có ở đâu UBCK trực thuộc NHNN.
Ở một số quốc gia, TTCK là kênh huy động vốn chủ đạo cho nền kinh tế. Vốn hóa TTCK gấp mấy trăm lần GDP. Ngược lại, ở một số quốc gia latin khác, trong đó có Nhật Bản thì TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn, nhưng không phải là chủ đạo của nền kinh tế. Ở đó, NHTM sẽ đóng vai trò huy động vốn chủ đạo. Ở Việt Nam, để UBCK trực thuộc Bộ Tài chính một phần còn gắn với cải cách DN, cổ phần hóa DN nhà nước. Bộ Tài chính còn phát triển cả thị trường trái phiếu nữa.
“TTCK là kênh huy động vốn trung và dài hạn, nhưng thích hợp với đầu tư rủi ro. Tỷ lệ sinh lời lớn, nhưng rủi ro cao. Trong khi đó, NHTM thích hợp cho vay ngắn hạn, đầu tư an toàn. Việc CTCK trực thuộc NHTM, nếu không khéo thì sẽ không tách được vốn tín dụng với vốn đầu tư chứng khoán. NHTM ủy thác cho CTCK đầu tư chứng khoán, cho vay chứng khoán… với rủi ro cao”, Bộ trưởng Huệ nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, năm 2012 sẽ là năm tốt hơn cho TTCK, khi tín dụng tiếp tục thắt chặt, TTCK sẽ phát huy được hết vai trò kênh huy động vốn cho nền kinh tế của mình.
Bộ trưởng Vương Đình Huệ
Đó là phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ tại cuộc Đối thoại trực tuyến qua Cổng thông tin Chính phủ chiều ngày 17/1.