Khả năng cử động tai hay lỗ nhỏ ở tai là hai trong số các đặc điểm kỳ lạ mà không phải ai cũng có.
Mấu của Darwin. Phần nhô ra phía bên trong hoặc phía bên ngoài của tai được gọi là mấu của Darwin. Nhà khoa học nổi tiếng từng gợi ý rằng đặc điểm này là hệ quả của việc con người trước kia thường nhọn. Chưa đầy 10% dân số sở hữu đặc điểm này. Những người có mấu của Darwin được cho là có thể cảm nhận âm thanh tần số cao và xác định rõ các âm thanh cụ thể ngay cả ở những nơi ồn ào.
Thiếu gân bàn tay. Khi chụm các ngón tay lại với nhau và kéo căng cổ tay, khoảng 14% dân số thế giới không thể nhìn thấy gân bên trong cổ tay, điều đó đồng nghĩa với việc thiếu gân dài ở lòng bàn tay. Cơ này thuộc về phần phả hệ của cơ thể, những phần sẽ mất đi trong quá trình tiến hoá do không cần thiết. Các chuyên gia cũng khẳng định sự thiếu vắng cơ gan bàn tay không ảnh hưởng đến sức cầm của bàn tay hoặc bất kỳ chức năng nào khác.
Ngón tay cái bẻ ngược. Đây là hiện tượng khi đốt trên của ngón tay cái có thể uốn cong 90 độ về hướng đối diện với lòng bàn tay. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự xuất hiện của “gen ngón tay cái mềm dẻo”. Đặc điểm có tính kế thừa và chỉ xảy ra với khoảng 25% dân số thế giới.
Lỗ nhỏ trên tai. Khoảng 5% dân số được sinh ra với một lỗ nhỏ trên một hoặc cả hai tai. Tỷ lệ này ít hơn 1% tại Mỹ, trong khi khoảng 10% trẻ sơ sinh tại các nước Châu Á được chuẩn đoán có đặc điểm trên. Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân hình thành và vai trò của nó đối với cơ thể. Một số người tin rằng đây có thể là một phần tiến hoá từ mang cá.
Má lúm đồng tiền. Khoảng 25% dân số thế giới sở hữu má lúm đồng tiền. Một bó cơ nhỏ ở khu vực này bám vào xương, khiến cho một phần của má rút vào bên trong khi cười. Má lúm đồng tiền đặc biệt được chú ý với những người có má mũm mĩm, do chất béo làm cho các dấu ấn rõ nét hơn.
Nâng một chân mày. Họ thường là người kiểm soát cơ mặt rất tốt, đồng thời có khả năng di chuyển tai một cách linh hoạt. Các nhà khoa học tin rằng người tiền sử có khả năng di chuyển hai hàng lông mày một cách riêng biệt, tương tự cách loài khỉ ngày nay phản ứng khi đối mặt với nguy hiểm.
Diastema là từ chỉ khoảng cách giữa các răng trước, xuất hiện đối với khoảng 20% dân số thế giới. Theo quan điểm của các nha sĩ, đây là một dị thường đòi hỏi sự can thiệp của y tế. Tuy nhiên, đối với nhiều người, đây là nét riêng độc đáo của bản thân.
Chạm vào khuỷu tay bằng lưỡi. Không nhiều hơn 1% dân số thế giới có khả năng này. Thực tế cho thấy chỉ những người có cẳng tay ngắn và lưỡi dài mới làm được.
Lắc từng ngón chân riêng biệt. Bởi hỉ có ngón chân cái và ngón chân út có các cơ cá nhân, trong khi phần còn lại được kiểm soát bởi một bộ cơ bắp, nên hầu hết mọi người trên thế giới có thể dễ dàng di chuyển ngón chân cái. Chỉ một số ít người làm được điều này với những ngón chân nhỏ. Một số nhà nghiên cứu khuyên phụ nữ không nên kết hôn với đàn ông có thể lắc nhẹ ngón chân của họ một cách riêng biệt, bởi vnhững người này thường có xu hướng coi trọng tự do cá nhân.
Cử động tai. Khoảng 22% dân số thế giới có thể cử động một bên tai, trong khi không nhiều hơn 18% người có thể làm điều này với cả hai tai. Sự thật rằng phần cơ chịu trách nhiệm cho sự chuyển động của tai ừng được phát triển, nhưng đã trở nên dư thừa trong quá trình tiến hoá.
Lưỡi linh hoạt. Độ dài và chiều dài của lưỡi là yếu tố quan trọng cho khả năng này. Cùng với tính di truyền, môi trường cũng có thể là một yếu tố. Người Ấn Độ có chiếc lưỡi vô cùng linh hoạt do đặc thù ngôn ngữ. Các nhà nghiên cứu thậm chí tiến hành nghiên cứu đặc biệt về chủ đề này. Kết quả là 63% người tham gia có thể cuộn lưỡi của họ vào trong, 14% cuộn nó vào khoảng một nửa, và ít hơn 1% có thể cuộn lưỡi thành 3 cuộn.
Thu Huyền
Theo ĐSPL, Vietnammmoi