Sự kiện hot
13 năm trước

Sự thực đằng sau vẻ lấp lánh của nghề tiếp viên hàng không

Trong khi các hãng hàng không Trung Quốc tiếp tục thu hút hàng ngàn cô gái muốn trở thành tiếp viên hàng không, những người từng làm trong nghề này lại khẳng định rằng đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng.

Trong khi các hãng hàng không Trung Quốc tiếp tục thu hút hàng ngàn cô gái muốn trở thành tiếp viên hàng không, những người từng làm trong nghề này lại khẳng định rằng đó không phải là con đường trải đầy hoa hồng.

Một buổi tuyển tiếp viên hàng không ở Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: CPF)

Trang điểm phong cách và mặc những bộ đồng phục trang nhã, một tiếp viên hàng không được xem là một thành viên đầy đủ tư cách của giới giàu sang chuyên đi lại bằng máy bay. Cô ấy rời Paris vào buổi sáng, qua đêm ở New York và tìm thấy tìm yêu của đời mình với một hành khách giàu có trên đường trở về nhà.

Tuy nhiên, đối với một vài người may mắn được làm việc trong khoang hành khách, giấc mơ của họ nhanh chóng bị tan theo mây khói.

Cạnh tranh khốc liệt

Năm ngoái, hãng hàng không Phương Nam Trung Quốc mới tuyển thêm 1.000 nữ và 500 nam tiếp viên hàng không.

Quá trình tuyển nhân viên kéo dài 3 tháng và diễn ra gần giống với một cuộc thi tìm kiếm tài năng, đã thu hút hàng ngàn thanh niên với giấc mơ trở thành tiếp viên hàng không.

Các buổi phỏng vấn thậm chí còn được biến thành một chương trình truyền hình thực tế chi phí thấp và phát sóng tại10 thành phố. Các thí sinh, trong độ tuổi 18, đôi mươi, đứng xếp hàng dài cả cây số để chờ tới lượt. 98% trong số họ đã không thể vượt qua vòng thi đầu tiên.

Các tiêu chí để sàng lọc các thí sinh sẽ bị coi là phân biệt và bất hợp pháp tại nhiều quốc gia phương Tây.

Phụ nữ phải độc thân và không quá 25 tuổi. Họ không được thấp dưới 1,62 m và cao quá 1,75 m. Các tiêu chuẩn về cân nặng cho tới tỷ lệ chiều cao và chân cũng được quy định khắt khe. Kính cận và các vết sẹo hiện hữu trên cơ thể cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến các thí sinh bị loại.

Một trong những thí sinh tham dự là Bai Xiaohe, 23 tuổi tới từ Hắc Long Giang. Cô tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh vào năm ngoái và cảm thấy buồn tẻ với công việc lễ tân ở Thâm Quyến. "Tôi thấy tiếp viên hàng không có một cuộc sống đầy màu sắc, họ có những trải nghiệp thú vị," Bai, người chưa từng đi máy bay cho biết.

Tuyển chọn kỹ lưỡng

Hơn 5.000 người sẽ phải cạnh tranh với nhau cho 41 vị trí tại hãng hàng không ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông. Sau khi trải qua vòng 1, các thí sinh sẽ phải trải qua vòng kiểm tra kỹ năng tiếng Anh, khả năng giải quyết vấn đề, tinh thần làm việc nhóm và năng khiếu như hát hoặc nhảy.

"Trong suốt vòng cuối, có 4 giám khảo nữ và 4 giám khảo nam phán xét chúng tôi. Họ nhìn chúng tôi rất gần trong khoảng nửa tiếng đồng hồ," Bai nói. "Chúng tôi phải luôn cười và giữ nguyên tư thế."

"Đó giống như một buổi lễ hay chương trình thời trang," Du Mingyu, 24 tuổi, hiện đang làm tại một công ty nước cho biết. "Chúng tôi bước đi trên sân khâu và vòng đi vòng lại."

"Tôi đã rất tự tin.Tôi cảm thấy tôi có nhiều ưu điểm: cao ráo, ưa nhìn và có học vấn," Du, cử nhân khoa học môi trường và từng được nhiều chàng trai theo đuổi nói.

Tất nhiên, cả Bai và Du đều được lọt vào vòng trong.

"Đây là một công việc tao nhã, cao cấp," Chai Jiaxuan, 20 tuổi, một sinh viên chuyên ngành tiếp viên hàng không tại tỉnh Hà Bắc nói. "Mọi người sẽ ghen tị với bạn khi bạn là tiếp viên hàng không."

Sức hấp dẫn khác của công việc này là lương bổng. Một tiếp viên hàng không mới vào nghề có thể kiếm được 7.000 NDT (1.080 USD)/tháng, gấp đôi số tiền mà một cử nhân mới ra trường kiếm được.

Nỗi khổ không ai hay

"Đó hoàn toàn không phải là một công việc cao cấp"-Yin Nanzhu, 24 tuổi, người có kinh nghiệm 5 năm trong nghề cho biết.

Yin làm việc cho một hãng hàng không nội địa chi nhánh Trịnh Châu từ khi mới tốt nghiệp.

Cô là một người hăng say công việc, thậm chí cô đã run lên vì sung sướng khi lần đầu hạ cánh nhưng giấc mơ đẹp của cô không kéo dài được bao lâu.

"Công ty đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi là những người dưới đáy xã hội," Yin phàn nàn.

Không có tổ chức công đoàn độc lập nào lắng nghe những lời than phiền của Yin và hàng ngàn cô gái trẻ sẵn sàng thay thế vị trí này, Yin cảm thấy cô và các đồng nghiệp của mình đang bị lợi dụng.

Các thí sinh đang tranh thủ trang điểm lại trước khi tham dự cuộc thi tuyển tiếp viên hàng không tại Bắc Kinh (Ảnh: CFP)

Khó khăn lớn nhất mà các tiếp viên hàng không gặp phải đó là thái độ với hành khách, những người có thể nổi khùng khi chuyến bay bị hoãn hoặc hủy.

"Đôi khi hành khách có thể được thô lỗ" cô nói. "Tôi cảm thấy mình giống như một người bán hàng rong ngoài vỉa hè trên một chuyến bay."

Yin tham gia 100 giờ bay một tháng và phải đi xa nhà hơn nửa tháng.

"Tôi thậm chí không quan tâm tới việc dọn dẹp căn hộ của mình bởi vì nó sẽ bị bám đầy bụi trong thời gian tôi đi vắng," cô nói.

Trải nghiệm nước ngoài của cô chỉ là một chuyến bay tới Bangkok.

Một loạt nhân viên mới không làm tăng số lượng thành viên phi hành đoàn,Yin cho biết. "Mỗi năm có hàng trăm người mới nhưng cũng có một số lượng tương tự phải rời đi," Yin nói. "Tôi cũng sẽ đi nếu như tôi có học vấn tốt hơn và có nhiều mối quan hệ hơn."

Nhiều tiếp viên hàng không trẻ đã bỏ nghề sau khi đối mặt với những tình huống mà họ chưa bao giờ tưởng tượng nổi.

"Miêu tả công việc không nói cho bạn biết rằng bạn cần phải đi cọ toilet," Wang Cheng, một quản lý tại Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc nói.

"Họ chỉ tưởng tượng ra một bức tranh đẹp đẽ, du lịch vòng quanh thế giới, xách những chiếc va li xinh xắn và mặc những bộ đồng phục dễ thương," Wang nói.

Hành khách nói gì?

Mỗi năm, ngôi trường mà Wang Cheng làm việc đào tạo ra khoảng 600 tiếp viên hàng không và đa số đều có việc làm.

Sự bùng nổ trong công nghiệp hàng không gần đây đã tạo ra nhu cầu lớn về tiếp viên hàng không. Hàng không Phương Tây, hàng không Hạ Môn và Air China mỗi năm tuyển hàng trăm tiếp viên hàng không mới.

"Công nghiệp hàng không dân dụng Trung Quốc không phát triển cho tới những năm gần đây và mọi người đã có những hình dung viển vông về những người làm việc trên máy bay," Zhang Yiwu, nhà phê bình văn hóa tại Đại học Bắc Kinh nói.

Mặc dù các tiếp viên hàng không về cơ bản là những nữ bồi bàn, họ vẫn được xem là người có địa vị xã hội cao hơn so với những người làm việc trên tàu hỏa hay nhà hàng, ông nói.

Nhà quản lý Wang Cheng cho biết ngành công nghiệp này nhận ra rằng nó cần chuyên nghiệp hơn trong việc tuyển nhân viên. 5 năm trước, các hãng hàng không từ chối tuyển phụ nữ quá 22 tuổi và bây giờ giới hạn tuổi là dưới 25. Nhiều hãng cũng cố gắng để giữ lại các tiếp viên giàu kinh nghiệm, Wang nói.

Hiện đa số các hãng hàng không Trung Quốc vẫn chỉ tuyển những người trong độ tuổi 18, đôi mươi và nhiều hành khách nói rằng điều này phản ánh trong dịch vụ khách hàng yếu kém.

"Dịch vụ trên một vài chuyến bay nội địa rất thất thường, lúc tốt, lúc tồi," Li Lu, một hành khách thường xuyên đi máy bay cho biết.

Một hành khách khác, Koala Cheng, tới từ Nam Ninh, nghĩ rằng những tiếp viên lớn tuổi hơn thì có kinh nghiệm hơn. "Nhiều người có thể đối phó với những tình huống xấu," anh nói. "Những người xinh và đẹp trai chỉ khiến bạn mơ màng viển vông về một cuộc gặp gỡ lãng mạn."

Cheng hiểu rằng tiếp viên hàng không không phải là một công việc dễ dàng. "Tôi không phàn nàn nhiều ngoại trừ họ thỉnh thoảng dường như không quan tâm tới những gì họ đang làm," Cheng nói.

Yin thừa nhận dịch vụ có nhiều chỗ chưa hoàn thiện nhưng các tiếp viên hàng không nên bị phàn nàn khi chuyến bay bị trễ giờ. Cô nói rằng thật không thoải mái khi bị yêu cầu "tươi cười và niềm nở trước những hành khách đang giận dữ."

 Sầm Hoa
Theo VNN


Từ khóa: