Thị trường địa ốc trầm lắng buộc các chủ đầu tư phải nghĩ ra đủ cách để bán cho được hàng. Ngoài các giải pháp về kinh doanh, một số chủ đầu tư còn sử dụng đến các chiêu PR… “nổ” mà trên thực tế không hề xảy ra.
Thị trường địa ốc trầm lắng buộc các chủ đầu tư phải nghĩ ra đủ cách để bán cho được hàng. Ngoài các giải pháp về kinh doanh, một số chủ đầu tư còn sử dụng đến các chiêu PR… “nổ” mà trên thực tế không hề xảy ra.
Thị trường BĐS trầm lắng, buộc các chủ đầu tư phải nghĩ ra đủ cách để bán cho được hàng (ảnh minh hoạ).
Cứ PR trên cũng chưa là gì so với chiêu PR bằng cả thông tin, hình ảnh từ thông cáo báo chí gửi đến giới truyền thông như trường hợp dự án cao cấp của Cty địa ốc N tại quận 7, TPHCM. Đầu tiên là thông tin nữ ca sĩ L mua căn hộ rộng 400m2 với giá 1 triệu USD. Thông cáo gửi kèm hình ảnh ca sĩ chụp trong căn hộ ở nhiều góc độ, cùng những lời phát biểu hỗ trợ. Không dừng lại, chủ đầu tư sau đó lại phát đi tiếp một thông cáo báo chí cùng với hình ảnh cho biết nam ca sĩ H cũng đang trong quá trình tìm hiểu để mua căn hộ lên đến vài triệu USD tại dự án này. Tuy nhiên một thời gian sau, khi xác minh lại các thông tin trên thì mới vỡ lẽ: Thông tin hai ca sĩ mua nhà và tìm hiểu mua nhà đăng trên một tờ báo điện tử chỉ là dạng bài mua trang quảng cáo. Chúng tôi tiếp tục xác minh từ một người từng làm PR tại Cty địa ốc N thì cũng được xác nhận rằng không có thương vụ nào với hai ca sĩ trên cả. Tất cả chỉ là thông tin dối trá nhằm PR và các ca sĩ cũng chấp nhận với mức thù lao tương xứng.
Nhiễu loạn thông tin
Theo một chuyên gia về tiếp thị, các chiêu PR như trên có thể nhằm làm thương hiệu cho dự án đặc biệt đối với các dự án bất động sản cao cấp. Trên thực tế, có những dự án đầu tư nghiêm túc và chất lượng nhưng khởi đầu cũng cần đến chiêu PR này. Trong trường hợp chủ đầu tư đã có tên tuổi, việc sử dụng chiêu thức như trên nhằm đánh động đến người mua bằng cách gây tác động lan truyền, trong đó có việc nhắm đến những người hâm mộ các ca sĩ, diễn viên có kinh tế khá giả. Song cho dù nhằm mục tiêu cụ thể có khác nhau thì cách PR như thế là sai sự thật, gây nhiễu loạn thông tin, dễ khiến người tiêu dùng mất định hướng khi tiếp cận dự án.
Chiêu thức PR phổ biến có lợi cho các chủ dự án căn hộ hiện nay là thỉnh thoảng lại cung cấp thông tin đã bán được 50%, 70% số căn hộ tại dự án A, B, S v.v... Đây là một cách tự tạo sốt cho sản phẩm của chính chủ đầu tư, thông qua đó “giật dây” khiến những đối tượng có ý định hay đang tìm mua nhà/căn hộ sốt ruột. Với trạng thái như thế, người mua sẽ sai lầm vì quyết định nóng vội, bỏ qua bước quan trọng là tìm hiểu kỹ thông tin, đánh giá kỹ chất lượng sản phẩm và uy tín của nhà đầu tư. Sự thật chỉ... bị phơi bày sau đó, khi chính các chủ đầu tư đó phải hạ giá bán, hoặc kêu than ế ẩm...
Tình trạng PR “nổ” và gây nhiễu thông tin hiện đang rất phổ biến trên thị trường căn hộ, nhưng chưa có quy định nào để chế tài.
Thế Lâm
Theo Laodong