Sự kiện hot
2 năm trước

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và lối đi hướng đến phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay với các hiệp định thương mại tự do song - đa phương cũng như phục hồi kinh tế thế giới hậu Covid-19 và khủng hoảng năng lượng, SDGs và ESG đã, đang và sẽ tiếp tục là xu hướng chủ đạo và trở thành các yêu cầu tích hợp dành cho các Chiến lược phát triển doanh nghiệp nói chung và Chiến lược CSR / tCSV nói riêng.

Toàn cảnh buổi hội thảo.

Tại Hội thảo “Chiến lược trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Tạo giá trị chung của doanh nghiệp và mục tiêu phát triển bền vững” diễn ra tại Hà Nội ngày 19/8, thay mặt phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU), chia sẻ về chủ đề “Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs): Yêu cầu toàn cầu và phản ứng của doanh nghiệp” thuộc Dự án Win-Win for Viet Nam, bà Pia Buller - cán bộ Chương trình của Phái đoàn EU nhấn mạnh về ba yếu tố chính về các mục tiêu phát triển bền vững, coi các mục tiêu phát triển bền vững là khuôn khổ chung để giải quyết một số thách thức xã hội và môi trường cấp bách nhất trên thế giới.

Picture 1
Bà Pia Buller - cán bộ Chương trình của Phái đoàn EU

“Các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm các mục tiêu phải đạt được vào năm 2030 về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm tốt, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường, tiếp cận nguồn nước... Đây là lý do tại sao chúng tôi gọi nó là Chương trình nghị sự 2030” – bà Pia Buller nhấn mạnh.

Theo bà Pia Buller, các mục tiêu phát triển bền vững được thực hiện thành công sẽ dựa vào các chính sách, kế hoạch và chương trình phát triển bền vững của các quốc gia.

Các quốc gia có trách nhiệm chính trong việc theo dõi và xem xét những tiến bộ đã đạt được ở quốc gia của mình. Các chính phủ cũng được yêu cầu hành động để thu thập dữ liệu chất lượng đúng thời hạn.

Vì vậy, về cơ bản Chương trình nghị sự 2030 là một khuôn khổ chung được sử dụng bởi các chính phủ quốc gia và mở rộng ra, là các nhà tài trợ quốc tế như EU. EU cam kết với các mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một mục tiêu ưu tiên cho các chính sách của EU trong các nước thuộc Liên minh Châu  Âu và hơn thế nữa.

Trên thực tế, việc thông qua các mục tiêu phát triển bền vững năm 2015 và thỏa thuận Hành động Khí hậu Paris đánh dấu sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của EU. Theo hướng này, chương trình chính trị của EU tích hợp các mục tiêu phát triển bền vững vào tất cả các đề xuất, chính sách, chiến lược và các hành động cụ thể.

"Một trong những điểm mấu chốt trong cách tiếp cận của EU để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững là sự tham gia và tham vấn của xã hội dân sự, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác.Theo yêu cầu, chính phủ Việt Nam có các mục tiêu phát triển bền vững quốc gia và báo cáo thường xuyên về tiến độ. Chính phủ Việt Nam cũng tổ chức các cuộc tham vấn các bên liên quan mà tôi đã tham gia” – bà Pia Buller chia sẻ.

Picture 2
TS. Lothar Rieth, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn năng EnBW

Cũng tại buổi hội thảo, TS. Lothar Rieth, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn năng lượng EnBW đã có nhiều chia sẻ về chuỗi cung ứng bền vững.

Theo TS. Lothar Rieth, Bất cứ người tiêu dùng nào tại châu Âu nói chung và Đức nói riêng giờ đều quan tâm đến chuỗi cung ứng khi mua sản phẩm, dù đó là một chiếc điện thoại hay một chiếc quần jean"

Từ sau sự kiện Vụ sập nhà Savar tại Bangladesh hồi năm 2013. Đây là sự kiện chấn động châu Âu, bởi khiến 1.134 người chết và 2.500 người khác bị thương. Điều đáng chú ý, những tầm thấp trong tòa nhà này là nhà máy sản xuất quần áo, ngân hàng. Họ đã lập tức đóng cửa khi phát hiện những vết nứt trong tòa nhà, nhưng chủ tòa nhà lại phớt lờ. 

Những công ty thuê tòa nhà được đảm bảo an toàn. Đa số thợ may có mặt tại tòa nhà, lúc nó sụp đổ trong giờ cao điểm buổi sáng.

Trong gần 10 năm, người tiêu dùng châu Âu luôn quan tâm đến yếu tố: Trách nhiệm xã hội (CSR) và Tạo giá trị chung (CSV) của doanh nghiệp, theo TS. Rieth. Họ luôn đặt ra câu hỏi, rằng "việc tiêu dùng bất cứ sản phẩm nào có làm ảnh hưởng tới sinh kế, cuộc sống của người sản xuất hay không?"

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một trong 4 lý do buộc doanh nghiệp trên toàn thế giới phải quan tâm hơn đến toàn bộ giá trị của chuỗi cung ứng. Ngoài ra, là nhu cầu thực tế của người tiêu dùng; khả năng giữ chân nhân viên (bên cạnh môi trường làm việc); các khía cạnh liên quan đến pháp luật.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: