Sự kiện hot
khoảng 1 tháng trước

Triển vọng của cổ phiếu dầu khí trong năm 2024

Năm 2024, nhiều dự án thăm dò, khai thác của ngành dầu khí được kỳ vọng triển khai, các chuyên gia dự báo cổ phiếu ngành này sẽ có nhiều diễn biến tích cực và kết quả kinh doanh khả quan.

Theo đó, trong cuối năm 2024, các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí phục hồi khi một số dự án thượng nguồn lớn được kỳ vọng triển khai như Lạc Đà Vàng (693 triệu USD), Sư Tử Trắng giai đoạn 2B (1,3 tỷ USD) và đặc biệt là Lô B – Ô Môn (6,7 tỷ USD). Đây là nguồn công việc lớn cho các doanh nghiệp dầu khí trong nước với tiềm năng từ hoạt động khoan, xây lắp – thi công công trình dầu khí và các dịch vụ, theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán MBS.

Thời của cổ phiếu dầu khí đang đến? - Tạp chí Tài chính
Triển vọng của cổ phiếu dầu khí trong năm 2024

Ở khu vực trung nguồn, mảng vận tải dầu có triển vọng khả quan khi tiếp tục hưởng lợi từ chênh lệch cung-cầu thế giới khiến giá cước duy trì ở mức cao, đặc biệt là mảng vận tải dầu thô. Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải dầu khí như PVT sẽ có triển vọng tích cực nhờ giá cước tăng đóng góp vào biên lợi nhuận gộp.

Dù giá dầu thô còn nhiều ẩn số nhưng nhóm cổ phiếu thượng nguồn (PVS, PVD) và trung nguồn (PVT) với hoạt động kinh doanh không ảnh hưởng quá nhiều bởi biến động giá dầu như các cổ phiếu khu vực hạ nguồn dầu khí.

Theo báo cáo tài chính mới công bố, nhiều doanh nghiệp dầu khí khác cũng có kết quả kinh doanh tăng trưởng như: PVCHEM ghi nhận lợi nhuận sau thuế năm 2023 tăng 28,3% so với cùng kỳ, đạt 34,9 tỷ đồng; Vận tải Dầu khí báo lãi ròng đạt 1.238 tỷ đồng, tăng 7,2%; Bọc ống Dầu khí Việt Nam với 3,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi cùng kỳ năm 2022 lỗ ròng 12,9 tỷ đồng…

Trong thời gian gần đây, nhóm dầu khí lại đang có một số câu chuyện đáng chú ý xoay quanh. Đây được cho là những yếu tố tác động tích cực khiến giá cổ phiếu nhóm ngành này “nóng” trở lại.

Mới nhất là câu chuyện liên quan đến Saudi Aramco, một trong những doanh nghiệp sản xuất dầu chính ở Trung Đông, gần đây đã hủy bỏ kế hoạch (công bố vào năm 2022) tăng công suất 8% lên 13 triệu thùng/ngày.

SSI Research lưu ý rằng chu kỳ tăng trưởng hiện tại của ngành khoan chủ yếu được thúc đẩy nhờ công suất sản xuất dầu tăng mạnh từ Trung Đông, do đó, bất kỳ sự thay đổi nào trong chiến lược này đều có thể dẫn đến sự thay đổi chu kỳ tăng trưởng hiện tại của ngành khoan.

Bên cạnh đó, tiến độ triển khai dự án điện khí Lô B - Ô Môn được giới đầu tư theo dõi sát sao cũng có thêm những thông tin mới như Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đề nghị các đơn vị liên quan tập trung tháo gỡ các vướng mắc, thúc đẩy tiến độ khâu hạ nguồn đang nằm trên đường găng tiến độ, đặc biệt là Dự án nhiệt điện Ô Môn IV; tập trung giải quyết các điều kiện để có được Quyết định đầu tư cuối cùng (FID) Dự án khí Lô B theo kế hoạch vào tháng 4/2024.

Chứng khoán dầu khí và giá dầu mỏ năm 2022 có thể bị ảnh hưởng bởi

Dưới góc nhìn đầu tư cổ phiếu ngành dầu khí, các chuyên gia đánh giá hoạt động E&P dầu khí trong nước sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới từ 2024. Điều này sẽ có lợi cho các công ty PV Drillings (Mã: PVD), PTSC (Mã: PVS) hay PV Gas (Mã: GAS).

Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của PV Drilling dự báo tăng 70% so với cùng kỳ trong cả 2024 và 2025. Theo thông tin từ Vietcap, PV Drilling đã được phê duyệt giàn khoan mới, điều khá bất ngờ trong bối cảnh năm 2023. Giàn khoan mới này được dự báo đóng góp khoản 10% lợi nhuận của PV Drilling kể từ 2025 trở đi. Mặt khác, rủi ro tiềm ẩn đối với PV Drilling là lỗ tỷ giá chưa thực hiện đối với khoản nợ bằng USD.

Với PTSC, dự báo lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ năm 2024 sẽ tăng 27%. Điều này đến từ dự báo doanh thu M&C tăng 69% so với năm trước, sự phục hồi của E&P trong nước, đóng góp từ các dự án điện gió mới ngoài khơi và giả định biên lợi nhuận gộp tăng lên 3,5% so với 1,4% vào 2023. Rủi ro đối với PTSC có thể đến từ trường hợp trì hoãn tại dự án Lô B.

Bên cạnh đó, báo cáo triển vọng ngành dầu khí năm 2024, Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho rằng việc giá dầu được dự báo ở mức 75-85 USD/thùng về cơ bản vẫn tiếp tục hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dầu khí trong nước.Đồng thời, cơ hội của ngành dầu khí sẽ đến từ các dự án đầu tư thượng nguồn trong nước như Dự án Lô B – Ô Môn, Dự án Sư Tử Trắng 2B, Dự án Lạc Đà Vàng…

VPBankS dự đoán với việc kinh tế trong nước hồi phục, thương mại vận tải tăng sẽ gia tăng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước.

Bên cạnh đó, nguồn cung khí đốt dự kiến được bổ sung từ Dự án LNG Thị Vải, khả năng cung cấp 1 triệu tấn (1,4 tỷ m3 khí). Cùng với đó, các dự án điện khí LNG nhập khẩu, dự án năng lượng tái tạo trên biển, sản xuất Amoniac xanh, Hydrogen tiếp tục được Chính phủ, bộ ngành quan tâm hoàn thiện các cơ chế chính sách để sớm đưa vào thực hiện đầu tư.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: