Dantin - Tốt nghiệp ĐH ngành Kinh tế, chàng trai người dân tộc Sán Dìu – Hồ Văn Giáp, sinh năm 1984 thôn Đền Thõng, xã Đại Đình - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lại quyết định về quê…làm nông dân với ước mơ trở thành tỉ phú. Cách mà Hồ Văn Giáp chọn là ươm trồng để đưa ra những thị trường những loài lan quý hiếm.
Dantin - Tốt nghiệp ĐH ngành Kinh tế, chàng trai người dân tộc Sán Dìu – Hồ Văn Giáp, sinh năm 1984 thôn Đền Thõng, xã Đại Đình - Tam Đảo (Vĩnh Phúc) lại quyết định về quê…làm nông dân với ước mơ trở thành tỉ phú. Cách mà Hồ Văn Giáp chọn là ươm trồng để đưa ra những thị trường những loài lan quý hiếm.
Yêu hoa lan từ hồi còn nhỏ, Hồ Văn Giáp cho rằng trong các loài hoa thì hoa lan rừng thật sự tinh khiết hơn tất cả và ngày càng được nhiều người đón nhận. Năm 2003, tốt nghiệp ĐH, anh bắt đầu “khăn gói” lên đường đi tìm hiểu về cây lan. “Khắp nơi trên núi rừng Tây Bắc, chỗ nào có hoa lan là nơi ấy có vết chân của mình”, anh Giáp nói
Năm 2005, với số vốn vay ban đầu hơn 20 triệu đồng và mảnh đất vườn nhà hơn 70m2, Hồ Văn Giáp mạnh dạn đưa mô hình trồng cây lan rừng ra diên rộng nhưng thất bại. Không bỏ cuộc, anh bỏ công tìm đến những người trồng lan lâu năm và “lùng sục” trên internet để học hỏi kinh nghiệm trồng và cách chăm sóc cây lan. Được nguồn Qũy tài năng trẻ của Tỉnh Đoàn Vĩnh Phúc đã hỗ trợ số vốn 50 triệu đồng, anh mở rộng quy mô sản xuất và sưu tầm thêm nhiều loài lan rừng quý hiếm về nhân giống bằng phương pháp giâm cành và cấy ghép. Từ kinh nghiệm thực tế, anh nhận thấy lan không chỉ sống trên điều kiện than hoa, vỏ thông hay bã chè… mà lại còn rất thích hợp trên gỗ lụa ( gỗ mục). Anh cho biết: Nếu trồng lan trên nền than hoa, vỏ thông hay bã chè thì người chơi lan phải chăm sóc theo một quy chuẩn nhất định, không được tưới nhiều nước, bởi lan là loài ưa khô. Nhưng nếu trồng lan trên gỗ lụa thì người chơi lan có thể tưới nước mà không sợ lan chết, ngược lại lan còn có thể phát triển xanh tốt. Sau bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của anh cũng được đền đáp.Đến nay, anh đã có vườn lan rộng gần 500m2, hơn 1000 giỏ lan với hơn 100 loài, trong đó có những loài quý hiếm như: vân hài, bạch ngọc, đai châu trắng… Vườn lan của anh Giáp hiện tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động, với mức lương gần… triệu đồng / tháng. Trừ chi phí, mỗi năm anh thu nhập hơn 100 triệu đồng từ vườn lan.
Năm 2012, Hồ Văn Giáp là một trong những thanh niên nông thôn có thành tích xuất sắc được nhận giải thưởng Lương Đình Của do Trung ương đoàn trao tặng.
Chàng trai người dân tộc Sán Dìu cho biết sẽ cùng Sở Khoa học công nghệ Vĩnh Phúc lập dự án bảo tồn và giữ gìn những giống lan quý hiếm không chỉ riêng cho Tam Đảo mà cho cả nước.
N.l. Hoàng