Sự kiện hot
13 năm trước

“Vẫn truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng không quá cứng nhắc”

Để pháp luật luôn đồng hành với thực tiễn, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi giao cấu với trẻ em, trong trường hợp có quan hệ yêu đương cần được cân nhắc thận trọng.

Để pháp luật luôn đồng hành với thực tiễn, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi giao cấu với trẻ em, trong trường hợp có quan hệ yêu đương cần được cân nhắc thận trọng.

Thậm chí, một số chuyên gia pháp lý còn có ý kiến rằng: Không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp đó mà thay vào đó là các hình thức giáo dục phù hợp khác. Về vấn đền này, PV Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Việt Hùng- Phó vụ trưởng Vụ 1A- VKSND Tối cao.


Ông Vũ Việt Hùng

Giảm án tù đồng thời tăng các hình thức giáo dục

Thưa ông có ý kiến cho rằng tội giao cấu với trẻ em mà thuận tình thì không nên truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp này?

Đối với tội giao cấu với trẻ em đã được Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định rõ: Chủ thể của tội danh này phải là người đã thành niên, nạn nhân là người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 và đương nhiên là tự nguyện, nếu không đã là tội cưỡng dâm hoặc hiếp dâm.

Xét về ý khía cạnh nhân đạo trong từng vụ án cụ thể, nếu chủ thể của tội phạm (người phạm tội) có tuổi đời còn rất trẻ, thực chất họ có quan hệ tình cảm với nhau (do họ yêu nhau) thì chỉ là một trong những tình tiết được coi là giảm nhẹ cho các bị cáo. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự không chỉ đúng quy định của pháp luật hiện hành mà còn ngăn chặn những mối nguy hiểm cho xã hội.

Hiện nay xã hội phát triển, con người cũng phát triển sớm hơn về mặt nhận thức, tâm sinh lý, nhu cầu đòi hỏi của giới trẻ phức tạp hơn. Chính vì lý do trên cộng với thiếu các biện pháp tuyên truyền, giáo dục nên trẻ dễ bị người lớn lợi dụng.

Người nào có hành vi giao cấu (thuận tình) với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị coi là tội phạm và bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được qui định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 115, thì còn có thể bị phạt từ 3 năm tù đến 10 năm tù hoạc từ 7 năm đến 15 năm tù.

Thực tiễn thi hành BLHS cho thấy, việc xử lý hình sự đối với hành vi phạm tội này là cần thiết. Tuy nhiên khi xét xử nên cân nhắc độ tuổi của các đối tượng trong từng vụ án cụ thể để xem xét giảm hình phạt cho bị cáo, như cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ (không tước tự do). Không thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này.

Thực tế, trong một số vụ án, người bị kết án đã suy sụp tinh thần vì bị cáo buộc là tội phạm đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? Quan điểm của ông về vấn đề này?

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS. Tội giao cấu với trẻ em được quy định rõ tại Điều 115 BLHS, họ nghĩ họ là tội phạm là đúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể là (tội giao cấu với trẻ em) thuận tình, việc truy cứu trách nhiệm hình sự là cần thiết và bắt buộc, nhưng có thể cho hưởng án treo, không tước quyền tự do, đồng thời tăng các biện pháp giáo dục để họ nhận thức được việc làm sai trái của mình.

Mục đích của những người làm công tác xét xử, nhằm bảo vệ có hiệu quả các quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa. Xét về khía cạnh nhân đạo, tính hướng thiện, việc miễn trách nhiệm hình sự (trong từng tội danh cụ thể) và giảm hình phạt, phòng ngừa hướng thiện thể hiện nguyên tắc nhân đạo của Đảng và Nhà nước là việc làm cấp thiết.

Tuỳ trường hợp, có thể áp dụng các biện pháp thay thế hình phạt tù

Thưa ông, nhưng có ý kiến cho rằng như vậy vẫn là quá cứng nhắc?

Điều đó tôi cho là không chính xác, không đúng hoàn toàn. Quy định của pháp luật hình sự là nhằm răn đe giáo dục, phòng ngừa tội phạm, quy định đặt ra phải đảm bảo tính thực thi, thực tiễn. Không phải cứ phạt nặng thì tội phạm càng gia tăng. Tội phạm ở mỗi quốc gia luôn gắn liền với điều kiện kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia đó.

Ở một đất nước văn minh và phát triển đương nhiên tội phạm rất ít, ở Việt Nam do điều kiện kinh tế, nhận thức còn hạn chế, đặc biệt ở các vùng sâu vùng xa. Vấn đề chị đặt ra trong vụ án cụ thể nêu trên, quan điểm của tôi cho rằng, mặc dù BLHS không qui định các hình phạt khác ngoài tù đối với người phạm tội giao cấu với trẻ em, nhưng đối với một số trường hợp tuy chủ thể là người đã thành niên, nhưng giữa chủ thể và nạn nhân lại có quan hệ yêu thương nhau, thì việc áp dụng hình phạt tước tự do đối với người phạm tội trong nhiều trường hợp không những không có tác dụng cải tạo giáo dục người phạm tội, mà đôi khi lại có tác dụng ngược lại. 

Do đó, cần có sự phân biệt các trường hợp phạm tội, nhất là phạm tội lần đầu, phạm tội do xuất phát từ tình cảm yêu thương thực sự thì việc áp dụng các biện pháp thay thế hình phạt tù là hết sức cần thiết.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Hà
theo Người Đưa Tin

Từ khóa: