Các nhà bảo tồn thiên nhiên hy vọng những tiến bộ của Tây y có thể thuyết phục một số người thôi không sử dụng các bộ phận của những loài động vật quý hiếm để chữa trị những bệnh hiểm nghèo.
Các nhà bảo tồn thiên nhiên hy vọng những tiến bộ của Tây y có thể thuyết phục một số người thôi không sử dụng các bộ phận của những loài động vật quý hiếm để chữa trị những bệnh hiểm nghèo.
Thuốc Viagra sẽ cứu loài hổ ở Trung Quốc khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh minh họa.
Từ hàng nghìn năm nay, Đông y Trung Quốc đã sử dụng các bộ phận của những loài vật quý và có sức mạnh để làm thuốc chữa bệnh. Trong số này có các bài thuốc dùng dương vật hổ để chữa yếu sinh lý.
Gần đây, kinh tế Trung Quốc phát triển, nhiều người sẵn tiền nên việc săn lùng động vật để làm thuốc và dùng những hàng hoá xa xỉ để trang trí nội thất có chiều hướng tăng lên. Song người ta nhận thấy khi các loại thuốc như Viagra ra đời hiện tượng săn lùng các động vật sắp tuyệt chủng đã giảm hẳn xuống.
Ông William von Hippel, nhà tâm lý học tại Trường ĐH New South Wales cho biết: “Chúng tôi chưa khảo sát thật kỹ về định lượng, song cũng có thể thấy tác dụng nhanh chóng và thấy ngay được của Viagra dường như được cả những người không ưa Đông y chấp nhận”.
Von Hippel là tác giả nổi tiếng về công trình nghiên cứu tình hình tiêu thụ Viagra tại thị trường Trung Quốc, đăng trên Tạp chí Bảo vệ môi trường (Environmental Conservation).
Công trình nghiên cứu của Von Hippel đã chủ ra rằng những người đàn ông Trung Quốc trung niên đã bắt đầu sử dụng một số loại thuốc Tây y khác nữa để chữa bệnh yếu sinh lý thay cho dương vật hổ, dương vật hải cẩu và nhung hươu nhưng cũng chính những người nay vẫn tiếp tục sử dụng đông y truyền thống để chữa các bệnh khác như cao xương hổ chẳng hạn. Vì thế nạn săn hổ làm thuốc chỉ giảm chứ chưa chấm dứt được.
Trong số 8 loài hổ ban đầu thì đã có 3 loài bị tuyệt chủng hoàn toàn trong 60 năm qua, trung bình cứ 20 năm thì 1 loài lại biến mất trong thiên nhiên, theo tài liệu của nhóm bảo vệ động vật hoang dã có tên là “Hổ đang lâm nguy”. Chừng 20 con hổ tại Trung Quốc và 1200 con tại Ấn Độ hiện còn sống sót, chỉ bằng một nửa số lượng của thập niên trước, trong khi vào đầu thế kỷ 20 là 100.000 con.
Viagra có thể trở thành thuốc kích dục được ưa chuộng tại thị trường này hay không?
Theo bác sĩ Kineta Hung, Trường ĐH Thiên chúa gíao Hong Kong thì có thể được. Người Trung Quốc hiện đã quen sử dụng tân dược và ngay cả ở các trường Trung y, năm đầu cũng phải học Tây y, nên giữa Đông y và Tây y không còn hàng rào ngăn cách. Viagra lại rẻ gấp bội so với, thuôc truyền thống. Ông nói:
"Hiện nay dương vật hổ và sừng tê giác cực đắt mà chưa chắc đã là thật. Chỉ những người rất giàu mới mua được trong khi Viagra giá thật là bình dân. Ngoài ra chính các Hoa kiều giàu có ở nước ngoài cũng góp phần tiêu diệt tại trong nước những loài thú quý như voi, hổ, tê giác, cá mập và nhiều động vật hiếm khác”.
Von Hippel nói thêm: "Dược phẩm từ động vật quý hiếm trên chỉ là một phần, tuy có thể gọi là chủ yếu. Song nhu cầu trang trí để chứng tỏ sự giàu sang cũng đáng kể. Một đoạn ngà voi thực chạm trổ có giá 20.000 đôla, trong khi một chiếc ngà voi giả, trông khó phân biệt chỉ giá 50 đôla”.
Tuy nhiên, các tác giả cũng thừa nhận phong trào bảo vệ môi trường và thiên nhiên, chống lại những thói quen không lành mạnh và sự tiêu dùng xa xỉ ở Trung Quốc đã được đề cao tuy cần đẩy mạnh hơn nữa mới ngăn chặn được nạn săn trộm động vật quý hiếm. Nhiều hãng thời trang nổi tiếng thế giới từ chối dùng lông thú và những sản phẩm khác từ thú quý hiếm vào việc tạo mốt của họ. Có thể coi đó cũng là sự đóng góp tích cực.
Bảo Châu
Theo Vietnamnet