Thương mại điện tử tại Việt Nam đang vươn lên mạnh mẽ, không chỉ khẳng định vị trí trong khu vực mà còn mở ra những cơ hội chưa từng có cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Với sự hỗ trợ từ chính phủ, phát triển của công nghệ số và thói quen tiêu dùng ngày càng gắn kết với nền tảng trực tuyến, Việt Nam đang trên đà trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử năng động nhất Đông Nam Á.
Theo báo cáo mới nhất từ Tập đoàn nghiên cứu thị trường IMARC, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt quy mô nền kinh tế số 220 tỷ USD vào năm 2030. Đặc biệt, ngành thương mại điện tử đang nổi lên như một động lực quan trọng giúp quốc gia này khẳng định vị thế tại khu vực Đông Nam Á, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư toàn cầu.
Hiện nay, Việt Nam đang sở hữu một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực. Thương mại điện tử đã chiếm hơn 60% trong tổng cơ cấu nền kinh tế số của Việt Nam, trong khi phần còn lại chủ yếu thuộc về các dịch vụ gọi xe và truyền thông trực tuyến.
Ngoài ra, nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước ước tính sẽ đạt 220 tỷ USD vào năm 2030, tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư toàn cầu. Các dự báo cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ phát triển để trở thành các trung tâm quan trọng, báo cáo cho biết.
Việt Nam cũng được công nhận là một trong những môi trường pháp lý thuận lợi nhất cho thương mại điện tử tại ASEAN. Theo khảo sát của Facebook và Bain & Company, Việt Nam được dự báo sẽ vượt qua các quốc gia ASEAN khác và trở thành thị trường thương mại điện tử tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực vào năm 2026.
Chính phủ Việt Nam đang khuyến khích môi trường không dùng tiền mặt để hạn chế giao dịch tiền mặt xuống dưới 10% tổng thanh toán. Gần đây, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch tổng thể tăng trưởng thương mại điện tử quốc gia theo các chiến lược Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kế hoạch này nhằm mục đích thiết lập nền kinh tế số thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Bên cạnh đó, hành vi mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang các kênh trực tuyến, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Việc mua sắm qua các ứng dụng và sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, hay các nền tảng mạng xã hội như Facebook và TikTok Shop đã trở thành thói quen phổ biến.
Người tiêu dùng không chỉ tìm kiếm sự tiện lợi mà còn muốn trải nghiệm mua sắm toàn diện, từ việc so sánh giá cả, đọc giá sản phẩm để tận hưởng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Điều này buộc các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới, đầu tư vào công nghệ và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
Theo khảo sát từ công ty dịch vụ tư vấn toàn cầu Facebook và Bain & Company, Việt Nam được dự báo sẽ vượt qua các quốc gia Đông Nam Á và trở thành thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất khu vực vào năm 2026.
Việt Nam không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong khu vực mà còn nhận được sự quan tâm lớn từ các quốc gia phát triển. Các nền tảng thương mại điện tử như Tiki, Sendo và Thegioididong, cùng với sự đầu tư từ các quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hàn Quốc và Singapore, đã tạo nên một hệ sinh thái thương mại điện tử mạnh mẽ tại Việt Nam.
Singapore là trung tâm kinh tế khu vực, đã kết nối chặt chẽ với thị trường thương mại điện tử Việt Nam thông qua các nền tảng lớn như Shopee và Carousell. Đồng thời, các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, như Coupang (được gọi là “Amazon Hàn Quốc”), cũng đang tìm cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam để khai thác các tiềm năng về công nghệ và hậu cần. Các tập đoàn lớn như Samsung và LG cũng đang gia tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng thương mại điện tử tại Việt Nam để quảng bá các sản phẩm điện tử của mình.
Một dự báo khác của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng Việt Nam sẽ đứng thứ ba trong khu vực ASEAN về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2025, với 571,12 tỷ USD, chỉ sau Indonesia (1.630 tỷ USD) và Thái Lan (632,45 tỷ USD). Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán sẽ vượt qua Thái Lan sau năm 2028.
Xu hướng tăng trưởng này dự báo sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành thương mại điện tử Việt Nam. Khi sức mua của người tiêu dùng gia tăng, đầu tư nước ngoài đổ vào nhiều hơn, Việt Nam sẽ củng cố vị thế của mình như một quốc gia dẫn đầu trong nền kinh tế số của khu vực Đông Nam Á.
Dù có nhiều tiềm năng nhưng thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều công thức. Hệ thống hậu cần chưa đồng bộ, chi phí vận chuyển cao và niềm tin của người tiêu dùng đối với mua sắm trực tuyến nhưng hạn chế là những rào cản lớn.
Tuy nhiên, những công thức này cũng đồng thời mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp sáng tạo và đầu tư. Việc phát triển hệ thống kho bãi hiện đại, tối ưu hóa chuỗi cung ứng và nâng cao tính minh bạch trong giao dịch sẽ là chìa khóa giúp thị trường phát triển bền vững.
Tiến Hoàng/KTĐU