Sự kiện hot
10 năm trước

1.000 vụ khiếu kiện của người tiêu dùng được giải quyết

ĐS&TD - Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), nhiều vụ việc vi phạm quyền lợi người tiêu dùng (NTD) không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến NTD mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng như trật tự quản lý kinh tế. Trung bình hàng năm, các tổ chức xã hội bảo vệ NTD cũng như các Sở Công thương tại các tỉnh đã tiếp nhận và giải quyết khoảng 1.000 vụ khiếu kiện của NTD.


(Nguồn: Phòng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Cục Quản lý cạnh tranh). Chú thích ảnh: Cục Quản lý cạnh tranh tổ chức Hội nghị bảo vệ quyền lợi NTD ASEAN

Giải quyết thành công 70-80% vụ khiếu kiện

Cũng theo đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh, xuất phát từ quan điểm coi mối quan hệ giữa NTD và tổ chức cá nhân kinh doanh là mối quan hệ dân sự thông thường, nên việc giải quyết tranh chấp của họ về bản chất phải được giải quyết theo các quy định của pháp luật về tố tụng dân sự thông qua hệ thống tòa án. Tuy nhiên, khác với vụ việc dân sự thông thường, các tranh chấp của NTD thường có giá trị nhỏ, tình tiết đơn giản. Vì vậy, yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp của NTD phải đảm bảo yếu tố: nhanh gọn và tiết kiệm. Thực tế cho thấy, việc sử dụng trình tự thủ tục tố tụng dân sự thông thường để giải quyết các vụ việc của NTD là không hiệu quả. Chính vì lý do đó, để tạo điều kiện cho NTD, nhiều quốc gia đã có quy định áp dụng trình tự thủ tục tố tụng rút gọn hoặc thành lập các tòa án nhỏ (small court) xử lý các tranh chấp của NTD.

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam quy định, việc giải quyết tranh chấp của NTD có thể thực hiện thông qua thương lượng giữa hai bên, hòa giải tại Trung tâm hòa giải, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Thời gian qua, các tổ chức xã hội bảo vệ NTD cũng như các Sở Công thương tại các tỉnh, trung bình hàng năm tiếp nhận và giải quyết khoảng 1.000 vụ khiếu kiện của NTD. Phần lớn các khiếu kiện này đều được giải quyết bằng phương thức thương lượng hoặc hòa giải và tỷ lệ thành công khá cao (70-80%), một số hội như Bình Dương, Hà Tĩnh, Kiên Giang tỷ lệ giải quyết thành công lên đến 90%.

Song song đó, trái với tỷ lệ sử dụng phương thức thương lượng và hòa giải cao, trọng tài và tòa án là hai phương thức ít được sử dụng. Thực trạng này là do các rào cản về thời gian và thủ tục khi NTD tiến hành khởi kiện tại tòa hoặc sử dụng phương thức trọng tài.

Trên thực tế, có vụ việc, các doanh nghiệp gây thiệt hại cho NTD ở quy mô lớn nhưng hầu như không có NTD nào đứng ra thực hiện quyền khởi kiện. Nhìn chung, việc giải quyết khiếu nại của NTD tại Việt Nam mới chỉ dừng ở mức giải quyết các vụ nhỏ lẻ, giá trị giao dịch không lớn. Đối với các vụ việc giá trị cao hoặc có quy mô lớn thì các phương thức giải quyết hiện hành vẫn chưa phát huy hết hiệu quả.

Những giải pháp nâng cao hiệu quả

Theo một số chuyên gia, từ thực trạng giải quyết khiếu nại của NTD tại Việt Nam cùng với học hỏi kinh nghiệm của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số nội dung cần tập trung thực hiện để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của NTD tại Việt Nam trong thời gian tới:

- Cần có các quy định hướng dẫn chi tiết về thủ tục tố tụng rút gọn cho một số vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi NTD. Hiện nay, hạn chế về mặt quy định pháp luật đang là rào cản quan trọng để đưa quy định về thủ tục rút gọn áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên, do đây là quy định đặc thù, chưa có tiền lệ trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam nên rất cần sự quan tâm và phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền để ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Nâng cao năng lực cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD. Hoạt động quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD là vấn đề tương đối mới mẻ tại Việt Nam. Trong thời gian tới, cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ của các cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ, phối hợp với các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD chống gian lận thương mại. Các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD là một nhân tố hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD cần tích cực, chủ động phối hợp cũng như tạo điều kiện thuận lợi để các

Anh Trinh

Từ khóa: