Theo số liệu thống kê, lực lượng lao động ngành tài chính ngân hàng đang ở mức 0.6% đến 0.7% tổng số lao động của toàn bộ nên kinh tế, đây là lực lượng lao động được đánh giá có chất lượng cao, được đào tạo đầy đủ và cũng thường xuyên thiếu do nhu cầu tăng trưởng không ngừng của thị trường tài chính trong những năm gần đây.
Trong 06 tháng đầu năm 2019, các ngân hàng và các công ty tài chính đang có những cải tổ rất mạnh mẽ về định hướng cũng như chất lượng tín dụng. Nhiều ngân hàng đã cắt giảm rất mạnh nhân sự tại nhiều vị trí như VPBank đã cắt giảm hơn 1.000 nhân viên trên toàn bộ các khối, khối tín dụng tiểu thương Com-B của OCB cũng đang trong quá trình thay đổi và cắt giảm nhân viên.
Một số công ty tài chính như VietCredit, Lotte Finance, Mcredit cũng đã tạm dừng một số phân khúc khách hàng để thực hiện điều chỉnh định hướng hiệu quả hơn, lực lượng nhân sự cũng được điều chỉnh theo kế hoạch này. Tuy nhiên trên thị trường chúng ta thấy phần còn lại của các tổ chức tài chính cũng đang cấp tập tuyển dụng cho nhu cầu tăng trưởng vào cuối năm, vì vậy nhu cầu nhân sự ngành tài chính vẫn đang rất khát, đặc biệt với các công ty tài chính.
Theo thống kê của ngân hàng nhà nước, dự kiến đến cuối năm 2019 so với cuối năm 2018, 76,74% TCTC dự kiến sẽ tăng lao động; 18,61% TCTC dự kiến giữ nguyên lao động và có 4,65% TCTC dự kiến cắt giảm lực lượng lao động trong năm 2019.
Các vị trí sẽ rất “nóng” vào nửa cuối của năm 2019 có thể kể đến như sau:
1. Nhân viên kinh doanh
Với số lượng các công ty tài chính đang gia nhập thị trường khai thác nhu cầu tín dụng tiêu dùng ngày càng tăng thì nhu cầu nhân sự cho các vị trí kinh doanh sẽ cần thiết hơn bao giờ hết. Các tháng cuối năm 2019 chúng ta sẽ chứng kiến việc gia nhập thị trường của công ty tài chính Shinhan Việt Nam, công ty tài chính Seabank, đẩy mạnh phát triển của công ty tài chính FCCom, công ty tài chính Fico..sẽ hữa hẹn nhu cầu nhân viên kinh doanh rất lớn. Ngoài ra các ngân hàng cũng đẩy mạnh phát triển tín dụng để chạy chỉ tiêu cuối năm 2019 bằng các sản phẩm mới, đặc biệt các sản phẩm đóng góp bởi yếu tố công nghệ sẽ đòi hỏi nhiều lao động tham gia phát triển thị trường hơn. Lực lượng kinh doanh luôn là yêu cầu tuyển dụng hàng đầu của tất cả các tổ chức tín dụng.
2. Nhân viên Thu hồi nợ
Song song với việc phát triển tín dụng sẽ là việc phát sinh các khoản vay quá hạn, đặc biệt với các khoản vay tín chấp, độ rủi ro cao hơn nhiều so với khoản vay có thế chấp. Các tổ chức tài chính hiện nay trên thị trường cũng tập trung rất nhiều vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng nên với tỷ lệ chấp nhận quá hạn của các khoản vay tín chấp lớn sẽ tạo ra nhiều trường hợp quá hạn. Để xử lý các trường hợp quá hạn, bộ phận thu hồi nợ được thành lập với cơ cấu tổ chức tướng xứng với dư nợ của tổ chức tài chính đó. Trung bình tại các công ty tài chính, cứ mỗi 300 khách hàng vay vốn thì sẽ cần 01 nhân viên thu hồi nợ hỗ trợ. Nhu cầu nhân sự cho vị trí thu hồi nợ này sẽ rất nóng vào cuối năm khi nhu cầu tăng trưởng tín dụng và áp lực giảm nợ xấu rất cấp thiết.
3. Nhân viên Thẩm định
Số lượng nhân viên kinh doanh tăng, mở rộng đổi tượng khách hàng thông qua các sản phẩm sẽ tạo nguồn khách hàng đầu vào cho các tổ chức tài chính tăng theo. Với mô hình mới của các tổ chức tài chính, gần như toàn bộ các khách hàng sẽ được phê duyệt tập trung tại các trung tâm phê duyệt và đều được cán bộ thẩm định trước để sang lọc khách hàng. Tại một số công ty tài chính, việc thẩm định và phê duyệt hồ sơ thậm trí còn được chia thành nhiều bước với bộ máy khá đồ sộ. Vị trí thẩm định và phê duyệt cũng là vị trí rất đặc thù bởi tính chất công việc đòi hỏi kinh nghiệm cao, có kỹ năng và đạo đức nên nguồn nhân lực này tại thời điểm nào cũng rất cần và thiếu.
4. Nhân viên Công nghệ thông tin
Công nghệ 4.0 đã ảnh hưởng đều tất cả các lĩnh vực, ngân hàng không nằm ngoài xu thế đó, thậm trí còn là ngành có bước phát triển và áp dụng công nghệ 4.0 mạnh mẽ nhất tại Việt Nam. Gần như toàn bộ các tổ chức tài chính đều có ứng dụng thanh toán, khối kinh doanh dựa trên công nghệ riêng của mình. Có thể kể đến các ứng dụng và sản phẩm của các tổ chức tài chính như sau:\
Theo xu hướng phát triển của công nghệ, việc tham gia của yếu tố còn người trong kinh doanh trực tiếp sẽ giảm đi, thay thế vào đó là các ứng dụng AI trên cơ sở Big Data để chọn lọc đối tượng. Thực tế rất nhiều tổ chức tài chính đã xây dựng và triển khai bước đầu về hệ thống này và tiếp tục công tác tuyển dụng để đẩy nhanh tiến độ. Tuy nhiên nguồn nhân lực về công nghệ thông tin có kinh nghiệm triển khai các dự án cho ngân hàng vẫn đang hạn chế và đang có xu hướng chuyển dịch dần nguồn lực công nghệ thông tin truyền thống sang lĩnh vực tài chính này. Dự kiến nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này sẽ cần nhiều trong 05 năm tới.
5. Nhân viên Vận hành
Nối tiếp quy trình xử lý nhu cầu sử dụng dịch vụ của các khách hàng với tổ chức tài chính, nếu số lượng nhu cầu tăng cả về khách hàng lẫn nhân viên kinh doanh thì các đầu mối hỗ trợ sẽ tăng lên. Hồ sơ sử dụng dịch vụ của khách hàng càng nhiều thì người thực hiện công việc hỗ trợ vận hành hệ thống xử lý hồ sơ cũng lớn hơn để đáp ứng tốc độ xử lý. Nhất là với các công ty tài chính khi đầu mối hỗ trợ tại hội sở là trung tâm xử lý cho các đơn vị tiếp cận khách hàng. Mặc dù yếu tố công nghệ đang dần thay thế tại các bước vận hành hồ sơ nhưng với tốc độ phát triển rất nhanh của thị trường tài chính thì vị trí vận hành hồ sơ hệ thống vẫn đang rất cần thiết.
Theo số liệu các ngân hàng đã công bố cuối năm 2018, tổng số nhân viên tính đến ngày 31/12/2018 đạt 221.028 người. Cũng theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), nhu cầu đào tạo mới nhân lực ngành tài chính ngân hàng giai đoạn 2016 - 2020 của Việt Nam là trên 1,6 triệu người và đến năm 2020, tổng số nhân lực làm việc trong ngành tài chính ngân hàng khoảng 300.000 người. Như vậy trong 02 năm tới nhu cầu lao động mới trong ngành tài chính ngân hàng là gần 80.000 người, đây là nhu cầu rất lớn và trong 06 tháng cuối năm 2019 các tổ chức tài chính sẽ tập trung mạnh vào tuyển dụng 05 vị trí nêu trên. Đó chính là cơ hội cho bất kỳ ai mong muốn được làm trong môi trường chuyên nghiệp và nhiều triển vọng này.
Nguyễn Văn Toàn
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng