Sự kiện hot
13 năm trước

Bài thuốc diệu kỳ cứu hàng ngàn người bị chó dại cắn

Ở khu vực thôn Thủy Tú 1 (xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), từ hàng chục năm nay có lẽ trạm y tế của xã chưa từng dùng đến liều vắc – xin tiêm phòng chó dại nào.

Ở khu vực thôn Thủy Tú 1 (xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị), từ hàng chục năm nay có lẽ trạm y tế của xã chưa từng dùng đến liều vắc – xin tiêm phòng chó dại nào.

Không dùng đến không phải vì không có chó cắn, mà vì ai cũng biết biệt tài của anh Lê Văn Sơn (SN 1965, ngụ địa chỉ nêu trên) có thể chữa căn bệnh quái ác này chỉ với những thang thuốc cực đơn giản. Diệu kỳ hơn nữa, bài thuốc thậm chí có thể cứu sống người mắc bệnh dại đã có dấu hiệu lên cơn.

Bài thuốc gia truyền 5 đời

Gọi anh là “kỳ nhân” có lẽ không ngoa chút nào. Từ trước đến nay hễ bị chó cắn, người ta phải đến cơ quan y tế tiêm phòng vắc- xin dù biết rằng tiêm kháng sinh ấy vào cơ thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trí tuệ người bệnh. Nhưng không tiêm không được, lỡ may con chó bị điên thật thì phải đánh đổi cả tính mạng, liệu ai dám không tiêm ? Ấy vậy mà người dân thôn Thủy Tú 1 từ mấy đời nay không một lần tiêm phòng vác-xin điều trị dại bởi họ tin tưởng vào biệt tài của lang y Sơn.

Anh Sơn là cán bộ xã và chỉ giúp đỡ những ai tự biết rồi tìm đến tận nhà nhờ anh. Nghe hỏi đường vào nhà người chuyên cứu người bị chó cắn, bác Võ Trường Năm (62 tuổi), bán quán tạp hóa ngay ngã 3 đường làng mỉm cười: “Tui bán quán ở đây 20 năm nay, người hỏi mua hàng hóa thì ít nhưng hỏi nhà anh Sơn thì nhiều vô kể”.

Căn nhà vắng hoe, gọi mãi không thấy tiếng trả lời. Đang do dự không biết nên đợi hay trở về chờ dịp khác quay lại thì mắt đập vào mẩu giấy dán trên cửa sổ ghi rõ mấy chữ đại ý: “Liên hệ Lê Văn Sơn theo số điện thoại …”.

Sau này tôi có hỏi thì anh cười nhắc lại “xuất xứ” mảnh giấy trên cửa: “Mình làm giúp người thôi, ai biết tìm đến thì mình giúp chứ “hành nghề” gì đâu. Có lần ông khách từ TP Hồ Chí Minh đến nhà đợi từ sáng đến tối mới gặp nên góp ý ghi số điện thoại bên ngoài để những ai đến nhà không gặp thì biết mà liên hệ, nói xong ông ấy ra tiệm photocopy đầu làng in rồi dán luôn đó”.

Ấn tượng đầu tiên là anh Sơn có dáng người nhỏ gầy và có phần hơi già so với cái tuổi 46. Ngó vào dáng vẻ của anh, ít ai nghĩ rằng người đàn ông này đang nắm giữ một bí kíp y học mà đến nay ngay cả Tây y hiện đại vẫn chưa thể tìm ra lời giải hoàn hảo nhất. Càng bất ngờ hơn khi biết rằng anh là Phó chủ tịch Hội nông dân xã Vĩnh Tân. Điều này xóa tan trong khách đến chơi suy đoán về một “lang băm” chuyên “ăn xổi” nhờ trò bịp bệnh hên xui.

Kể về “lai lịch” bài thuốc có thể giải trừ độc chó dại, anh Sơn trầm tư thuật lại lời tổ tiên truyền dạy: “Cách đây bốn đời, có người đàn ông người Trung Quốc trong lúc chạy loạn đã lạc vào nhà cụ tổ và được cụ cưu mang trong suốt 10 năm.

Đến thời Pháp thuộc, người đàn ông ấy bỏ đi rồi không ai rõ tung tích ra sao. Trong thời gian ở nhờ, ông cụ đã truyền lại một vài bài thuốc quý giúp chữa trị các bệnh thông thường, trong đó có cách chữa chó dại cắn để tỏ lòng biết ơn”. Từ đó đến nay bài thuốc quý được tổ tiên anh Sơn lưu truyền qua các đời con cháu, anh là đời thứ năm được thừa hưởng “bảo bối” này.

“Cướp cơm” tử thần

Trước những gặng hỏi tỉ mỉ của khách về bài thuốc gia truyền, anh suy nghĩ một lúc rồi đồng ý tiết lộ hai trong tổng số 12 lá cây anh dùng bào chế thuốc: “Lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ kết hợp có tác dụng giải độc chó dại cắn”.

Anh bật mí công đoạn bào chế thuốc: “Mỗi năm chỉ có thể có chế biến thuốc duy nhất một lần. Mười lá cây được sao khô vào đúng ngày hạ chí (ngày có nhiệt độ cao nhất trong năm – PV) sau đó tán thành bột dự trữ sẵn. Hai thảo dược còn lại là lá cây mãng cầu xiêm và lá cây hoa dẻ đem giã lọc lấy nước rồi đóng chai. Mỗi khi có người bị chó dại cắn, chỉ cần trộn đều thứ bột thuốc và nước lá tươi rồi pha loãng vào nước lọc cho bệnh nhân uống. Phần xác lá xát nhẹ lên vùng da thâm quầng do răng chó tạo ra”.

Tài tình hơn, anh Sơn còn có “chiêu thức” thử độc cực hay để nhận biết vết cắn là của chó dại hay chó lành: Dùng lá thuốc đắp lên vùng gáy người bệnh. Sau 5 phút tháo thuốc, nếu trên da xuất hiện các tia tím, đỏ, hồng chứng tỏ trên người bệnh có độc.

Căn cứ mức độ nặng nhẹ giảm dần theo thứ tự màu sắc mà “thần y” Sơn sẽ đưa ra liều lượng chữa trị tương ứng. “Độc nặng chỉ cần uống một ly nhỏ khoảng 15ml, nhẹ thì uống nửa ly. Sau 3 tiếng đồng hồ, chất độc sẽ được giải phóng hoàn toàn”, anh nói. Trường hợp không xuất hiện dấu hiệu có độc thì đương nhiên không phải chữa trị mà “mời bệnh nhân về nhà”.

“Người bị chó dại cắn nếu được uống thuốc kịp thời, tỉ lệ giải độc thành công trên 80%. Nếu được chữa trị sau ngày thứ hai lên cơn dại, tỉ lệ thành công 50%”, anh Sơn khẳng định.

Có một lưu ý anh nhắc đi nhắc lại, đó là người bệnh đang điều trị độc chó dại tuyệt đối kiêng cữ đám tang trong thời gian 24 tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc. Nếu phạm phải điều cấm kị trên, độc tính sẽ tăng lên gấp bội, có thể dẫn đến mất mạng. Không giải thích được về mặt khoa học nhưng anh cho biết đó là điều răn dạy số một trong suốt mười năm học nghề. Lang y Sơn cho biết thêm bài thuốc gia truyền nhà mình còn có tác dụng giúp thai phụ phòng tránh các bệnh sài, ghẻ cho em bé ngay khi còn nằm trong bụng mẹ.

Như vậy đích thực anh Phó Chủ tịch Hội nông dân đang sở hữu bài “thuốc giấu” được bào chế từ 12 loại lá cây khác nhau. Không biết có phải vì muốn giữ bí mật hay không mà mải đến cuối buổi ra về, anh mới hé lộ thảo dược giữ vai trò “mấu chốt” trong bài thuốc. Theo lời anh, trong 12 vị thuốc trên có một loại lá cây mà ở Việt Nam không có nên hàng tháng anh phải đặt hàng từ Trung Quốc nhờ cánh lái xe mang về giúp. Nếu thiếu “thần dược” này bài thuốc mất hết hiệu nghiệm.

Chữ “Tâm” quý hơn chữ “tiền”

Là con trai thứ trong gia đình thuần nông có đến sáu anh em, thế nhưng ông bố chỉ truyền nghề duy nhất cho Sơn. Thế nhưng tâm sự với tôi, anh không lấy đó làm niềm tự hào bởi ngay bản thân cũng không hiểu tại sao bố lại chọn mình làm truyền nhân. Vợ anh thì cho rằng tại chồng chị vốn thật thà chất phác lại có tâm thương người nên mới lọt vào “tầm nhìn” của bố.

Số là ngay từ lúc hành nghề có tiếng, bố anh luôn dạy bảo con cháu tuyệt đối không được lợi dụng nghề thuốc “làm tiền”. Hơn 40 năm nay dù đi đâu, ở đâu anh luôn lấy đó làm tôn chỉ sống cho mình, hàng đêm trước khi ngủ anh lại nghĩ về bố, suy ngẫm về những lời cụ thân sinh dặn dò. Anh ví von : “Tui đặt lời dạy lên gối kê mà ngủ”.

Vợ anh ngồi khâu áo cạnh bên thỉnh thoảng lại chen lời chất phác: “Tết năm trước có cậu thanh niên ở cửa khẩu Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) bị chó cắn, nghe nói vào bệnh viện người ta trả về. May có ông bác sĩ nào đó giới thiệu nên đón taxi chở về nhà tui khi miệng sủi bọt, rên hừ hừ và cấu xé lung tung.

Đúng sáu tiếng đồng hồ sau khi uống thuốc, cậu ta trở lại bình thường”. Người nhà bệnh nhân lúc ấy dù vui mừng nhưng có phần lo lắng, cứ nghĩ anh Sơn dùng… bùa ngải nên chỉ cứu được tức thời, sống ngày nào hay ngày đó, còn mạnh bạo hỏi anh: “Liệu về nhà rồi, tháng sau nó có chết không””.

Nay kể lại, chị vợ chỉ lên hộp trà nhãn hiệu Bắc Thái đã nhạt màu nở nụ cười phúc hậu: “Mấy tháng sau cả nhà cậu ấy về cảm tạ, biếu phong bì toàn tờ 500 ngàn đồng nhưng vợ chồng tui không lấy, tiền thuốc người ta gửi rồi lấy làm gì nữa. Tui chỉ nhận hộp trà uống chơi thôi”. Được biết, với những ca bị chó dại cắn, anh thường chỉ lấy khoảng 500 ngàn đồng tiền thuốc.

Với những người bệnh gia cảnh khó khăn, có thể anh “thần y nông dân” này chữa bệnh miễn phí. Có những bệnh nhân lặn lội từ Gia Lai, Kon Tum ra đến nơi chữa bệnh thì hết tiền, anh không chỉ cứu chữa không công mà vợ anh hàng ngày còn lo cơm nước cho khách. Đến lúc khách khỏi bệnh ra về, chị vợ không ngần ngại bán bao lúa, gánh sắn lấy tiền cho khách mua vé tàu xe. Sau này thi thoảng vợ chồng anh chị lại nhận được giấy gọi nhận tiền từ bưu điện huyện mới hay khách gửi trả khoản nợ năm nào.

Hành nghề chữa độc chó dại nhiều năm, anh thú thực nhiều lúc ớn lạnh đến mức sởn da gà bởi chỉ cần vô tình trong quá trình chữa trị có thể bị lây nhiễm độc dại qua nước bọt, vết máu người bệnh (người lên cơn dại thường cào cấu, cắn xé một cách vô thức – PV).

Nhưng rồi phần vì quen dần, phần cảm thương mạng người hấp hối, anh đã bất chấp nguy hiểm, vượt qua rào cản tâm lý để rồi một mình vật lộn với người bệnh. “Người bị chó dại cắn thường choáng ngợp trước ánh sáng, ngợp gió nên phải chữa trị trong phòng kín, ít ánh sáng và khó khăn nhất là lúc bôi thuốc lá lên vết thương. Chỉ cần bôi được thuốc họ sẽ dịu cơn và ngoan ngoãn nghe lời”, anh nói.

Bí ẩn nào sau bài thuốc thần kỳ?

Bị chó dại cắn là những trường hợp vẫn xảy ra trong cuộc sống và theo Tây y, phương thức điều trị duy nhất cho căn bệnh này là tiêm vắc-xin. Mặc dù có hiệu quả nhưng nhiều bác sĩ thừa nhận việc tiêm vắc-xin phòng dại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh. “Nếu người đó bị độc dại thật thì có thể cứu sống tính mạng, nhưng cũng không ít trường hợp tiêm vắc-xin phải gánh chịu tác dụng phụ oan uổng khi không bị chó dại cắn mà vẫn tiêm”, một bác sĩ cho biết.

Nhiều người dân biết chuyện đã băn khoăn: Nếu phương pháp chẩn đoán, giải độc của anh Sơn thực sự hiệu quả như vậy, tại sao khoa học không vào cuộc để nghiên cứu, tìm hiểu và biết đâu Việt Nam sẽ có thương hiệu “thuốc trị độc chó dại hoàn toàn tự nhiên” nổi tiếng? Tất nhiên đó chỉ là giả định, ngay cả việc chẩn đoán, chữa trị thành công của gia đình anh Sơn cũng chỉ được người dân và một số bệnh nhân xác nhận nhưng chưa có một kết luận nào của cơ quan chức năng.

Hỏi chuyện anh Sơn, nhiều người sẽ có tâm trạng tiếc nuối phảng phất chút lo lắng. Khi tôi hỏi có lưu lại bài thuốc gia truyền trong một văn bản nào không thì anh lắc đầu “không”. Năm đời người trôi qua, thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước lưu giữ bài thuốc quý bằng phương thức truyền miệng. Anh lý giải làm vậy bởi lo lắng bài thuốc lọt ra ngoài có thể gây nguy hiểm khôn lường: “Chữa bệnh này ngoài cái tâm đòi hỏi phải chính xác, kĩ lưỡng đến từng ly từng tí. Tính mạng con người chứ trò đùa đâu, lỡ may người khác học lỏm không tới nơi tới chốn có phải hại đời không?”.

Có thể lời anh lý giải thích thật sự chân tình nhưng cũng có thể vì mức độ quý hiếm của bài thuốc nên Sơn muốn giữ kín làm “bảo bối riêng”. Tôi lại thử đặt vấn đề nếu sau khi bài báo này đăng tải, có cơ quan chức năng đề nghị anh hợp tác trong việc nghiên cứu, ứng dụng bài thuốc gia truyền liệu anh có sẵn lòng? Sơn sau phút đắn đo đã gật đầu dứt khoát.

Bệnh dại còn gọi là bệnh chó dại vì trong thực tế thường do chó điên cắn phải. Hằng năm, số nạn nhân tử vong vì bệnh chó dại cắn ước tính trên 50 ngàn người trên khắp thế giới. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể lây truyền từ loài vật sang người. Việc sử dụng vắc-xin điều trị cho người bị nhiễm vi rút dại có hiệu quả nhất định nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như : Sốt, buồn nôn, chóng mặt, trường hợp nặng có thể gây viêm tủy dị ứng, viêm não. Chính vì vậy Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) khuyến cáo nên hạn chế sử dụng vắc-xin điều trị bệnh dại. Cho đến nay, kể cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều khẳng định người mắc bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong 100% (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Mai Long – Trường Giang
Theo PLVN

Từ khóa: