Sự kiện hot
2 năm trước

Bản tin bất động sản 26/3: Bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất

Những nội dung đáng chú ý trong bản tin hôm nay: Nhà đầu tư săn tìm “gà đẻ trứng vàng” tại khu phía tây Hà Nội; những bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất;…

Những bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất

Những bất cập trong đấu giá quyền sử dụng đất

Theo báo cáo của UBND tỉnh, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã thực hiện đấu giá QSDĐ đối với quỹ đất gồm: Đất ở tại các khu, điểm dân cư để giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân; đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích do các xã, thị trấn quản lý để cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất sản xuất nông nghiệp. Công tác tổ chức đấu giá QSDĐ đều đảm bảo thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Thông tư liên tịch số 14 ngày 4-4-2015 của Bộ TN-MT và Bộ Tư pháp quy định việc tổ chức thực hiện đấu giá QSDĐ để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất. Quỹ đất đấu giá, giá khởi điểm đấu giá, thời gian và địa điểm tổ chức đấu giá, phương án đấu giá QSDĐ đều được thông báo trên phương tiện truyền thông và công khai, minh bạch tại trụ sở đơn vị được giao tổ chức thực hiện việc đấu giá QSDĐ, trụ sở UBND cấp xã có quỹ đất đấu giá nhằm đảm bảo mọi người dân đều biết được thông tin và có thể nộp hồ sơ đấu giá khi có nhu cầu.

Hoạt động tổ chức đấu giá QSDĐ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua không xảy ra các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đấu giá QSDĐ. Tuy nhiên, trong các cuộc đấu giá vẫn tồn tại tình trạng dàn xếp, thỏa thuận từ trước giữa những người tham gia đấu giá, dẫn đến cuộc đấu giá không mang nhiều tính cạnh tranh mặc dù số lượng người tham gia đấu giá trong mỗi lô đất khá nhiều. Kết quả mức giá trúng đấu giá đa phần chỉ cao hơn mức giá khởi điểm từ 1 đến 2 bước giá.

Nhà đầu tư săn timd "gà đẻ trứng vàng" tại khu phía tây Hà Nội.

Báo cáo Bất động sản toàn cầu 2022 vừa được The Business Research Company công bố cho thấy, thị trường đã vượt qua cú sốc “thiên nga đen” do Covid-19 . Tại Việt Nam, một chu kỳ phát triển mới sẽ bắt đầu khi của các phân khúc bất động sản đều đi lên.

Đứng ở điểm khởi đầu của chu kỳ tăng giá, các nhà đầu tư “nhanh chân” có thể chớp cơ hội vàng gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào các hệ quy chiếu, ví dụ như các tiêu chí về cơ sở hạ tầng sẽ quyết định giá trị của các dự án xung quanh.

Tại Hà Nội, không phải ngẫu nhiên mà phía Tây lại trở thành “tọa độ nóng” được các nhà đầu tư săn tìm. Khu vực này đã hình thành mạng lưới giao thông hoàn thiện với hàng loạt tuyến đường nghìn tỉ đồng, như đại lộ Thăng Long, đường vành đai 3 - 3,5; trục Lê Văn Lương - Tố Hữu, đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Nguyễn Xiển - Xa La…, chưa kể mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị sẽ hình thành trong tương lai.

Các dự án ở khu vực phía Tây Hà Nội sẽ tiếp tục là điểm sáng trên thị trường bất động sản bởi cơ sở hạ tầng hoàn thiện.  
Các dự án ở khu vực phía Tây Hà Nội sẽ tiếp tục là điểm sáng trên thị trường bất động sản bởi cơ sở hạ tầng hoàn thiện.

Hạ tầng phía Tây Hà Nội cũng được hoàn thiện với sự góp mặt của gần 1.000 trường học, bệnh viện, cùng các khách sạn 5 sao, hệ thống trung tâm thương mại sầm uất... Điều này đã tạo nên một nhịp sống kinh tế sôi động, là nền tảng đảm bảo cho sự tăng giá bền vững bất động sản. Theo khảo sát của Savills Việt Nam, giá nhà sơ cấp tại khu vực này đã tăng liên tục trong 5 năm qua, với mức bình quân 10%/ năm.

Ninh Bình đồng loạt khởi công nhiều tuyến đường quy mô lớn

Ninh Bình đồng loạt khởi công nhiều tuyến đường quy mô lớn - Ảnh 1.
Các đại biểu khởi công tuyến đương T21. (Ảnh: TTXVN).

Các dự án được khởi công bao gồm: tuyến đường ĐT482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối liền tuyến Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B; tuyến đường T21 (đường Lê Duẩn) giai đoạn 1; tuyến đường kết nối Quốc lộ 12B với Quốc lộ 21B đoạn ngã tư cầu Tu đến cầu Cọ, huyện Yên Mô.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường ĐT482 kết nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 10 và kết nối liền tuyến Quốc lộ 10 với Quốc lộ 12B là dự án tổng hợp bao gồm 5 tuyến đường với chiều dài gần 44 km, dự án xây dựng 7 cầu, thuộc công trình giao thông cấp II.

Dự án có tổng mức đầu tư 1.475 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 1.200 tỷ đồng, ngân sách địa phương 275 tỷ đồng. Dự án được UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Giao thông vận tải tỉnh làm chủ đầu tư. Liên danh Mạnh Hùng - Thăng Long - CK4 - TL16 là các đơn vị trúng thầu xây dựng dự án. Dự án sẽ dược hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý IV/2024.

Các dự án xây dựng tuyến đường T21 giai đoạn 1 và tuyến đường kết nối Quốc lộ 12B với Quốc lộ 21B đoạn ngã tư cầu Tu đến cầu Cọ, huyện Yên Mô được UBND tỉnh Ninh Bình giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư. 

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường T21 giai đoạn 1 có chiều dài trên 1,5 km kết nối đường Trần Nhân Tông với cầu Ninh Phong có tổng vốn đầu tư gần 238 tỷ đồng được trích từ nguồn ngân sách tỉnh Ninh Bình, thuộc dự án công trình giao thông cấp I. 

Dự án do nhiều đơn vị liên danh trúng thầu, có thời gian thi công 33 tháng, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 11/2024.

Tình trạng thổi giá, dìm giá trong đấu giá đất làm nhiễu thị trường bất động sản

Chú thích ảnh
 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời chất vấn về vấn đề đất đai tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Kết quả phiên đấu giá cao bất thường, gấp nhiều lần giá khởi điểm, điển hình như cuộc đấu giá đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP Hồ Chí Minh. Điều đó làm nhiễu loạn thị trường, đẩy giá đất các khu vực lân cận lên cao, tạo ra hiện tượng sốt đất ảo, thiết lập mặt bằng giá đất mới khiến quá trình giải phóng mặt bằng, triển khai dự án gặp nhiều khó khăn, gây mất trật tự an ninh xã hội.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà về giải pháp để khắc phục tình trạng nêu trên trong thời gian tới. Trả lời các đại biểu Quốc hội trong phiên chất vấn mới đây tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề trên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Việc đấu giá đất trong thời gian qua nổi lên không chỉ có vấn đề thổi giá, mà còn dìm giá, “quân xanh, quân đỏ”.  

Đó là vấn đề rất bức xúc, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, làm thất thoát tài sản nhà nước. Việc thổi giá lên cao cũng tạo ra một mặt bằng giá mới, gây nhiều hệ lụy, đặc biệt là đối với các ngân hàng khi các mức giá đó không thực, gây mất an ninh tiền tệ.

Khẳng định đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề trên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ ra nguyên nhân, đó là việc đấu giá đất đang được điều chỉnh bởi Luật Đấu giá, Luật Đất đai, các quy định về thuế, tài chính. Vì có nhiều luật điều chỉnh nên về quy trình, trình tự, phương thức đấu giá đất còn bất cập. Giá trị tài nguyên như đất đai không giống với các vật thể giá trị khác. Vì vậy, phải có quy định về phương thức, trình tự đấu giá với tài sản đất đai chặt chẽ hơn.

Đính chính lỗi “cấp nhầm vị trí đất” cho thủy điện Mây Hồ (Lào Cai)

UBND tỉnh Lào Cai vừa ra văn bản đính chính sai sót thông tin vị trí thửa đất cấp cho Công ty TNHH năng lượng Mây Hồ - chủ đầu tư Dự án "Thủy điện Mây Hồ đang được dư luận quan tâm sau vụ xô xát" xảy ra vào ngày 14/3 vừa qua tại thị xã Sa Pa.

Theo đó, thửa đất được UBND tỉnh Lào Cai xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Mây Hồ được đính chính địa chỉ thành “tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai” thay vì “xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai”, như tại văn bản số 3181/TNMT của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành ngày 14/7/2021.

https://media.vov.vn/sites/default/files/styles/large_watermark/public/2022-03/hien_truong_vu_xo_xat_giua_phia_thuy_dien_may_ho_voi_nguoi_dan_ngay_14-3.jpeg
Hiện trường vụ xô xát giữa phía thủy điện Mây Hồ với người dân ngày 14/3/2022.

Được biết, thông tin sai sót này phát sinh từ trong quá trình soạn thảo, ký duyệt, ban hành văn bản số 3181; còn trong các tài liệu như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (ban hành cùng ngày văn bản 3181); Hợp đồng thuê đất (ký ngày 17/5/2021); Giấy phép xây dựng (ban hành ngày 19/5/2021) đều thể hiện vị trí Dự án tại xã Ngũ Chỉ Sơn, thị xã Sa Pa.

Các quyết định thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để thực hiện Dự án của chính quyền Sa Pa từ năm 2019; đặc biệt, văn bản quan trọng là Quyết định chủ trương đầu tư do UBND tỉnh Lào Cai ban hành ngày 30/7/2018, còn thể hiện địa điểm thực hiện Dự án tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa trước khi địa phương này nâng cấp lên thị xã và điều chỉnh tên, địa giới hành chính trực thuộc.

Do đó, vị trí thửa đất bị thay đổi đơn thuần là sai sót trong một văn bản cần đính chính, chứ không phải “con voi chui lọt lỗ kim” như một số luồng dư luận. Tuy nhiên, việc để xảy ra lỗi cũng cần nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: