Sự kiện hot
3 năm trước

Bản tin nông sản 21/6: Bán nông sản kết hợp du lịch tại vườn

Những nội dung đáng chú ý sẽ có trong bản tin hôm nay: Vải trứng Hưng Yên Lần đầu tiên xuất khẩu sang châu Âu; thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Campuchia; “Làn gió” mới từ phát triển sản phẩm OCOP vùng miền núi...

Bán nông sản kết hợp du lịch tại vườn

Trong chiến lược phát triển du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, Đồng Nai xác định, du lịch nông nghiệp, nông thôn là một trong 3 loại hình du lịch được chú trọng phát triển trong thời gian tới.

Phát triển mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch - Báo Nhân Dân

Thời gian qua, du lịch nông nghiệp, nông thôn ở Đồng Nai có sự phát triển khá mạnh. Các sản phẩm du lịch đa dạng, nhiều quy mô khác nhau nhưng đều có sự đầu tư bài bản đang định hình trên thị trường. Một số mô hình du lịch đã và đang khai thác thành công như: du lịch sinh thái vườn tại TP.Long Khánh, các huyện: Vĩnh Cửu, Long Thành, Cẩm Mỹ, với các đặc sản chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cam Hiếu Liêm, bưởi Tân Triều, ca cao Định Quán… Một số doanh nghiệp, hộ dân đã mạnh dạn đầu tư khai thác du lịch gắn với các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn điển hình, góp phần tăng đầu ra cho nông sản địa phương.

Chia sẻ về sự phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua, bà Nguyễn Thị Mộng Bình, Phó giám đốc Sở VHTT-DL cho biết, du lịch nông thôn đã góp phần không nhỏ trong công cuộc phát triển của tỉnh. Hằng năm, mô hình du lịch này đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Qua hoạt động du lịch, ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương trong cộng đồng dân cư cũng được cải thiện và ngày càng nâng cao. Đây là những thành quả vừa góp phần vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương, vừa phát huy những giá trị sống đẹp trong cộng đồng từ việc thay đổi cách giao tiếp, sinh hoạt tại các vùng nông thôn. Đây cũng sẽ là kênh tiêu thụ mạnh các sản phẩm nông nghiệp cho người dân.

Vải trứng Hưng Yên Lần đầu tiên xuất khẩu sang châu Âu

Tỉnh Hưng Yên hiện có khoảng 230 ha trồng vải trứng. Loại quả đặc sản này được trồng chủ yếu tại huyện Phù Cừ và một phần diện tích ở huyện Ân Thi. Năm nay, sản lượng vải trứng ở hai địa phương này đạt gần 100 tấn và lần đầu tiên quả vải trứng được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Số lượng xuất đi chưa nhiều nhưng đây là nguồn động viên lớn đối với người trồng vải ở Hưng Yên.

Vải trứng Hưng Yên được mùa, được giá | baotintuc.vn

Ông Mai Văn Quyết cho biết, năm nay hợp tác xã thí điểm xuất khẩu sang châu Âu khoảng 5 tạ vải. Đây là thị trường khó tính, đòi hỏi các tiêu chuẩn rất khắt khe. Để xuất được sang châu Âu, quả vải trứng phải trải qua quy trình kiểm tra ngặt nghèo về an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật... Điều đó đòi hỏi bà con phải tiếp tục chăm sóc cây vải theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo đúng kỹ thuật để đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Hợp tác xã vải trứng Hưng Yên ở xã Đa Lộc, huyện Ân Thi cũng có 3 tạ vải lần đầu tiên được xuất sang châu Âu. Bà con trồng vải rất phấn khởi vì quả vải đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính.

Ông Đoàn Văn Hiểu, Giám đốc hợp tác xã cho biết, với lần đầu thí điểm xuất khẩu sang châu Âu, các nhà vườn trồng vải rất mong quả vải trứng được quảng bá rộng rãi, được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biết đến. Người trồng vải cũng cố gắng chăm sóc đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn vệ sinh thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Như thế, thương hiệu quả vải trứng Hưng Yên sẽ bay xa.

Thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang Campuchia

Campuchia nỗ lực bảo vệ người trồng trái cây khỏi cú sốc COVID-19 - Báo  Quảng Ninh điện tử

Trong những năm qua, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đạt được những thành tựu hết sức ý nghĩa. Theo đó, Việt Nam là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia. Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Campuchia luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực và ổn định.

Thời gian gần đây, mặc dù dịch COVID-19 khiến hoạt động thương mại biên giới gặp nhiều trở ngại nhưng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam với Campuchia vẫn đạt những kết quả khả quan.

ăm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia đạt 4,8 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2020. 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia đạt 2,6 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện cả hai nước đều là thành viên của ASEAN và đều được hưởng lợi từ những cam kết trong khu vực. Theo cam kết và lộ trình giảm thuế Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia (trừ một số mặt hàng bảo lưu) đều được hưởng thuế từ 0-5%.

Việt Nam và Campuchia có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa, nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi để hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam được đón nhận tại thị trường Campuchia.

Không chỉ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường của nhau lớn hơn, những thỏa thuận, hiệp định nêu trên sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của Việt Nam, Campuchia và nước thứ ba tận dụng các lợi thế của mỗi nước để mở rộng các hoạt động đầu tư kinh doanh phát triển sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị khu vực để xuất khẩu sang các nước ASEAN, các thị trường khác trên thế giới có FTA.

“Làn gió” mới từ phát triển sản phẩm OCOP vùng miền núi

Để có được thành công trong chương trình OCOP, mỗi tỉnh có cách làm sáng tạo riêng nhưng đều cho thấy quyết tâm chính trị cao, nhiều giải pháp phù hợp, sát thực tiễn. Trong đó, chủ chốt là khơi dậy tiềm năng sản xuất hàng hóa đối với nông sản có thế mạnh.

Phú Thọ quảng bá sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch » Kinh Tế Nông  Thôn

Ở Bắc Kạn, cây trà hoa vàng vốn mọc hoang ở trong rừng, nhưng nhiều năm giá trị kinh tế đem lại không đáng kể khi chỉ thông qua cách đào cả gốc đem bán cho tư thương xuất sang Trung Quốc. Tuy nhiên, khi chương trình OCOP khởi động, cây trà hoa vàng tại Bắc Kạn đã và đang khẳng định thương hiệu, giá trị của mình.

Tại Thái Nguyên, tỉnh và hầu hết các huyện, thành phố đều có chính sách hỗ trợ cụ thể về đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, xây dựng vùng nguyên liệu, chế biến, hỗ trợ điểm giới thiệu, bán sản phẩm, thưởng cho các sản phẩm đạt ba sao trở lên. Phó Chánh Văn phòng Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên Trần Nho Hưởng chia sẻ: “Không chạy theo số lượng, tỉnh ban hành tiêu chuẩn riêng là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP phải có vùng nguyên liệu đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, tăng cường an toàn thực phẩm. Từ đó, thúc đẩy liên kết sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, củng cố, phát triển hợp tác xã ở nông thôn”.

Các sản phẩm OCOP đã tăng giá trị sản xuất bình quân đạt 110 triệu đồng/ha/năm, nhiều diện tích chè đạt 750 triệu đồng/năm, cây ăn quả đạt 350 triệu đồng/năm. Nhiều sản phẩm ở ba tỉnh có vùng nguyên liệu đạt chuẩn hữu cơ, VietGAP, GACP-WHO; chủ thể duy trì hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong quá trình sản xuất. Hầu hết các sản phẩm được đăng bán trên sàn giao dịch điện tử Shopee, Lazada, Sendo, Tiki, Voso...

Còn ở Cao Bằng đã hỗ trợ các đơn vị, hộ kinh doanh nâng cao chất lượng công tác thiết kế, hoàn thiện bao bì, nhãn mác sản phẩm. Đồng thời, đăng ký sở hữu trí tuệ, đăng ký chỉ dẫn địa lý, mã số, mã vạch, góp phần “nâng tầm” các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

Tiến Hoàng/KTDU

Từ khóa: