Tùy từng vùng, từng nơi mà bánh nậm có tên gọi khác nhau như bánh gói, bánh lá... Trong mâm cúng ông bà, đám tiệc, bánh nậm luôn được nhiều người ưa thích. Món bánh nậm chay thường được cúng vào những ngày rằm, đầu tháng.
Tùy từng vùng, từng nơi mà bánh nậm có tên gọi khác nhau như bánh gói, bánh lá... Trong mâm cúng ông bà, đám tiệc, bánh nậm luôn được nhiều người ưa thích. Món bánh nậm chay thường được cúng vào những ngày rằm, đầu tháng.
Để có món bánh nậm ngon, người làm phải chuẩn bị nhiều khâu. Trước hết là khâu chọn gạo. Phải là gạo trắng ngon thì bánh mới ngon, màu mới đẹp. Gạo đem ngâm, xả gút nhiều nước qua đêm rồi xay thành bột. Bột gạo pha với nước theo tỷ lệ phù hợp rồi đem giáo trên bếp. Công đoạn pha giáo bột đòi hỏi phải khéo léo, nếu không bột sẽ nhão hoặc khô thì bánh không ngon.
Ảnh: Mỹ Tuyết
Lá để gói bánh thường là lá chuối hột xanh, lành lặn. Lá cắt về, đem phơi nắng hoặc hơ lửa cho dịu để khỏi rách rồi cắt thành từng miếng nhỏ cỡ hơn bàn tay xòe của người lớn khi gói. Cùng với bột gạo, nhân là một trong hai yếu tố quyết định bánh ngon hay dở.
Nhân bánh nậm thường làm bằng thịt heo nạc, thịt gà băm nhuyễn, tôm, ruốc... (bánh nậm chay có thể làm bằng nhân đậu xanh). Thịt tôm băm rồi đem xào với hành, tiêu, hẹ cho chín; mùi thơm tỏa ra khắp nhà. Người gói bánh nậm phải khéo tay, cán bột vuốt cho cái bánh mỏng đều, phần nhân ở giữa và bên ngoài cần có kích thước mỗi cái bánh đều nhau. Bánh gói xong đem hấp, khi chín vớt ra để nguội.
Bánh nậm lột ra, trên nền lá xanh vàng là phần bột trắng hình chữ nhật, mịn, bên trong có nhân trải đều. Người ăn gắp lấy từng phần bánh chấm với nước mắm. Ăn bánh nậm có cảm giác vị ngon bùi của bột gạo, vị béo của thịt tôm, vị cay nồng của tiêu, vị thơm của hành lá...
Mỹ Tuyết
theo iHay