Sự kiện hot
13 năm trước

Cà phê bị cho thêm hóa chất tạo cảm giác nôn nao, tỉnh táo

Đại diện Phòng quản lý ngộ độc thực phẩm, Cục vệ sinh ATTP cho biết trong hạt cà phê đã có cafein, nhưng nhiều nơi cho thêm cafein hóa chất để đánh lừa người tiêu dùng. Người uống nhầm chất này cũng thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ...

Đại diện Phòng quản lý ngộ độc thực phẩm, Cục vệ sinh ATTP cho biết trong hạt cà phê đã có cafein, nhưng nhiều nơi cho thêm cafein hóa chất để đánh lừa người tiêu dùng. Người uống nhầm chất này cũng thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ...

Theo Pháp lệnh VSATTP các loại cà phê bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn; không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc; bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.

Trao đổi với PV, ông Lê Hùng, đại diện Phòng quản lý Ngộ độc thực phẩm, Cục vệ sinh ATTP cho biết hiện nay có quá nhiều loại hóa chất không thể nhớ hết tên và công dụng. Việc các cơ sở sản xuất thực phẩm, thức uống như cà phê chẳng hạn lạm dụng hóa chất là không cần thiết. Trong hạt cà phê đã có cafein, nhưng nhiều nơi cho thêm cafein hóa chất để đánh lừa người tiêu dùng. Người uống nhầm chất này cũng thấy nôn nao, tỉnh táo, không buồn ngủ...

Theo Pháp lệnh VSATTP các loại cà phê bảo đảm có nguồn gốc nguyên liệu an toàn; không sử dụng trà, cà phê có dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật và độc tố nấm mốc; bảo đảm đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ, đặc biệt các dụng cụ để pha trà và pha cà phê.

Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt vệ sinh cá nhân. Nếu có sử dụng phụ gia, đường cần phải có nhãn mác và trong thời hạn sử dụng và chỉ được sử dụng phụ gia, chất tạo ngọt hoá học nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế.

Chất tạo bọt mà một số cơ sở tẩm vào cà phê có thể là chất sodium lauryl sunfate. Đây là một hóa chất chuyên dùng trong sản xuất xà phòng với liều lượng vừa phải và chất này không được dùng trong thực phẩm. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới, đây là chất độc không được ăn, uống, hút; nếu dùng có thể gây tổn hại đường ruột, gan…

Các loại xà phòng gội đầu có sodium lauryl sunfate dễ gây xơ tóc, tổn hại mắt, làm tóc rụng. Bên cạnh đó, việc dùng chất này trực tiếp vào cơ thể kết hợp một số hóa chất khác thì về lâu dài, gây tổn hại sức khỏe và có thể gây ung thư.

Trong công nghệ chế biến thực phẩm, có nhiều công nghệ và công nghệ phát triển, cải tiến từng ngày. Tuy nhiên, có 2 nguyên tắc chung, “bất di bất dịch” trong chế biến thực phẩm, thức uống phải tuân thủ là tất cả các chất cho vào như tạo màu, tạo bọt, tạo thơm… phải được sự cho phép của Bộ y tế.

Chất nào không được phép thì tuyệt đối không được cho vào. Tất cả sản phẩm đều phải công bố hàm lượng, tiêu chuẩn sản phẩm trên nhãn mác, bao bì.

Ông Lê Hùng khuyến cáo chất cafein không được phép cho vào thực phẩm bừa bãi mà phải đạt một số chỉ tiêu về hàm lượng tinh khiết, hàm lượng kim loại nặng, arsen... Tuy chưa có trường hợp nào ngộ độc cấp tính do cà phê nhưng người tiêu dùng nên cẩn trọng với những loại cà phê trôi nổi. Việc tích tụ hóa chất trong cơ thể lâu ngày sẽ gây ra nhiều bệnh mãn tính.

Theo Nguyễn Hiếu
Infonet

Từ khóa: