Chế độ ăn uống, lối sống, vận động… không hợp lý dễ dẫn đến thừa cân, béo phì là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh này cần thay đổi lối sống, tăng cường vận động, ăn uống hợp lý để biến chứng tiểu đường sẽ chậm xuất hiện.
Chế độ ăn uống, lối sống, vận động… không hợp lý dễ dẫn đến thừa cân, béo phì là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh này cần thay đổi lối sống, tăng cường vận động, ăn uống hợp lý để biến chứng tiểu đường sẽ chậm xuất hiện.
Nguồn ảnh: vusta.vn
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Trong đó, nên chú ý đến việc sử dụng sữa dành cho người tiểu đường. Loại sữa đặc biệt này có chỉ số đường huyết thấp, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:
Sữa dành cho người tiểu đường được dùng thay thế bữa ăn chính chứ không phải dùng để uống thêm như nhiều người lầm tưởng. Nếu người bệnh không thể dùng cơm trưa do mệt mỏi thì có thể thay thế bằng một ly sữa dành cho người tiểu đường.
Không nên kết hợp vừa dùng bữa cơm, vừa uống sữa, vì nếu uống tùy tiện dễ dẫn đến nguy cơ gia tăng đường huyết khiến bệnh nhẹ thành nặng, gây ra nhiều biến chứng. Điều này được chứng minh bằng những câu chuyện có thật:
Ông M. (58 tuổi) uống một ly sữa bột nguyên kem sau mỗi bữa ăn, tối trước khi ngủ lại thêm ly nữa theo thói quen, nên trọng lượng cơ thể ngày càng tăng. Lo sợ mắc bệnh, ông đến bác sĩ khám và được biết có nguy cơ bị bệnh tiểu đường, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, nhất là hạn chế uống sữa quá ngọt.
Do sữa là thức uống không thể thiếu nên ông M chuyển sang sử dụng sữa dành cho người bệnh tiểu đường. Vài tháng sau, thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, ông tìm đến bác sĩ. Kết quả cho thấy ông M. bị bệnh tiểu đường type 2 với lý do: “Uống quá nhiều sữa dành cho người bệnh tiểu đường”!
Nguồn ảnh: chothuoc24h.com
Tương tự, bà V. (56 tuổi) cũng bị tiểu đường nặng do uống quá nhiều… sữa dành cho người bệnh tiểu đường. Trước đó, lo sợ uống sữa bột nguyên kem sẽ ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường mà mình đang mắc phải, bà V tìm mua sữa dành riêng cho người bệnh tiểu đường và uống thường xuyên sau mỗi bữa ăn.
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau, bà V có biểu hiện tăng cân, hoa mắt, thở nhanh… Kết quả khám bệnh cho thấy bà V bị tiểu đường type 2, đường huyết trong máu khá cao. Nếu tình trạng kéo dài có thể gây tổn thương võng mạc, thận, mạch máu, thần kinh…
Người bệnh tiểu đường ăn uống đúng số bữa theo tuy định của bác sĩ, cơ thể sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng thích hợp. Nếu đã sử dụng đầy đủ các bữa ăn chính mà người bệnh còn uống thêm quá nhiều sữa dành cho người bệnh tiểu đường sẽ làm gia tăng năng lượng cho phép, dẫn đến thực trạng lên cân, thừa mỡ, ảnh hưởng đến nội tiết tố cần thiết có chức năng làm giảm đường huyết trong máu. Tốt nhất, nếu người bệnh vẫn ăn ngon và ăn đủ thì không nên sử dụng sữa dành cho người tiểu đường nữa.
Nguồn ảnh: socola.vn
Trường hợp người bệnh tiểu đường không thể dùng được sữa dành cho người mắc bệnh này thì có thể sử dụng sữa tách béo, sữa không đường. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết trong sữa tách béo, sữa không đường vẫn cao hơn so với sữa dành cho người bệnh tiểu đường.
Theo Tapchimonngon