Nếu ai đã từng đến những huyện miền núi của các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có lẽ cũng đã một đôi lần được nếm thử mùi vị món cá niên đặc trưng.
Nếu ai đã từng đến những huyện miền núi của các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có lẽ cũng đã một đôi lần được nếm thử mùi vị món cá niên đặc trưng.
Chính vì chỉ sống ở vùng núi rừng, dưới những suối nước chảy xiết nên loại cá này càng hiếm và giá thành khá cao. Tuy vậy, ai đã sành ăn thì mê tít.
Canh có vị chua, cay, rất thích hợp với không khí se lạnh trên những vùng núi cao.
Ảnh: Phan Khánh Minh
Khi nhắc đến loại cá này nhiều người thường nghĩ ngay đến món cá niên nướng ăn chung rau dớn, hay gỏi, mắm ruột cá niên... Ít ai biết cá còn có thể nấu canh với lá giang. Một món ăn rặt vị ẩm thực Bình Định. Cá niên từ suối bắt lên, để nguyên con như thế rửa qua một lần rồi cho vào nồi nấu chung với lá giang. Gia vị của món canh này nhất định phải có tiêu và ớt tươi.
Đặc biệt, canh cá niên không có vị tanh như nhiều loại cá khác, nhưng nó lại có vị nhân nhẫn, đó chính là vị của ruột cá. Người nấu cố tình không bỏ ruột trước khi chế biến vì đó là thứ ngon nhất của con cá. Người ăn lần đầu có lẽ sẽ nhăn trán, nhíu màu với vị này, nhưng khi quen sẽ thấy rất ngon. Đặc biệt đối với người say rượu, canh cá niên là món “chữa cháy” khá hữu hiệu.
Cá niên tuy có nhiều xương hom nhưng thịt dai, thơm và ngon. Canh có vị chua, cay, rất thích hợp với không khí se lạnh trên những vùng núi cao. Với những vị khách đặc biệt, các gia đình bản địa sẽ không ngần ngại chiêu đãi một bữa cơm các loại cá niên thật thịnh soạn. Một đĩa gỏi, đĩa cá niên nướng rau rừng chấm với muối ớt, mắm ruột cá, và món canh lá giang thì quả thật rất khó quên.
Phan Khánh Minh
theo iHay