Đối với người dân Đà Nẵng, chả bò trở thành món không thể thiếu trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, giỗ chạp và cả ngày thường.
Đối với người dân Đà Nẵng, chả bò trở thành món không thể thiếu trong các dịp lễ tết, cưới hỏi, giỗ chạp và cả ngày thường.
Chả bò được làm bằng thịt bò đùi (loại 1) lọc bỏ hết gân, xay nhuyễn và không được trộn bất kỳ loại thịt nào cũng như các loại bột ngũ cốc khác.
Chả bò có mùi thơm đặc trưng rất khó quên, có vị ngọt dịu, không béo ngậy phù hợp với nhiều người, là món nhậu lý tưởng của các quý ông. Ảnh: chả bò bà Hường
Các phụ gia đi kèm là hành, tỏi, tiêu, ớt, đường, nước mắm, và một ít chất tạo dai phải đúng liều lượng, công thức của người trong nghề - bà Lê Thị Hường, chủ cơ sở nem chả có tiếng ở Đà Nẵng, người gắn bó với nghề hơn 50 năm nay cho biết - muốn chả bò ngon phải chọn được thịt bò thật tươi và từ khâu lọc thịt, xay thịt, trộn gia vị, gói chả đến khi chả luộc xong không nên quá 2 giờ đồng hồ.
Như vậy mới giữ được sự tươi nguyên của thịt, vị ngọt dịu, tự nhiên của chả bò. Lá dùng để gói là lá chuối đã được rửa sạch và luộc qua (đảm bảo độ mềm, không bị gãy khi gói).
Ngoài nguyên liệu là thịt bò tươi nguyên chất để tăng độ béo và sự thơm ngon, trong quá trình xay thịt cần cho thêm một ít mỡ heo hoặc dầu ăn. Chả bò ăn kèm với tỏi, hành tươi, rau thơm, có thể chấm muối tiêu hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người.
Theo bà Hường: "Chả bò vừa chín tới mới giữ được độ ngọt, cho nên khâu luộc chả và thời điểm vớt chả rất quan trọng, lửa đều thì khoảng 45 - 60 phút phải vớt ra ngay. Nếu để chả quá chín, bề mặt sẽ bị rỗ (lủng lỗ), mà chất lượng cũng bị giảm. Chính vì vậy, ở khâu này tôi luôn tự đảm nhận".
Nguyên Hà - Hồng Ngọc
theo iHay