Sự kiện hot
5 năm trước

Chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tuyến vú

Mới đây, Khoa Chẩn đoán Hình ảnh (Bệnh viện Hữu Nghị) đã phối hợp với các chuyên gia, bác sỹ đầu ngành tổ chức thành công Hội thảo chuyên đề Chẩn đoán hình ảnh bệnh lý tuyến vú.

Nội dung hội thảo tập trung vào các vấn đề chính: Hệ thống Xquang vú và bước đầu ứng dụng tại Bệnh viện Hữu Nghị; Vai trò của Xquang vú trong sàng lọc ung thư vú và điều trị đa chuyên khoa bệnh lý tuyến vú; Phân loại BIRADS và vai trò của siêu âm đàn hồi mô trong chẩn đoán bệnh lý tuyến vú; Phối hợp Xquang và siêu âm trong sàng lọc bệnh lý tuyến vú. Các bác sỹ, chuyên gia đến từ các bệnh viện trong cả nước đã có những đóng góp, chia sẻ quan trọng, bổ ích và thiết thực.

PGS.TS.BS. Nguyễn quốc Dũng – Trưởng Khoa Chẩn đoán Hình ảnh bệnh viện Việt Xô.

Tại buổi hội thảo, TS.BS Nguyễn Thu Hương - Trung tâm Điện quang (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về vai trò của chụp Xquang vú trong sàng lọc ung thư vú sớm. Vai trò của chụp Xquang vú trong sàng lọc ung thư vú sớm là làm sao để thúc đẩy các chuyên khoa, phối hợp đều đặn để có được những chỉ định tốt và nhằm mục đích cuối cùng là giảm tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân mắc ung thư vú, về cách tiếp cận điều trị đa phương thức trong bệnh lý ung thư tuyến vú.

TS.BS Nguyễn Thu Hương cho biết, ca lâm sàng của Trung tâm Điện quang mới làm được gần đây là một trong những ca mà chúng tôi thấy thành công. Một bệnh nhân nữ, 56 tuổi và không có một triệu chứng lâm sàng nào, đến khám sàng lọc, không có mắc bệnh về gia đình và dấu hiệu toàn thân cũng như khám vú và tất cả các xét nghiệm hoàn toàn bình thường. Trên siêu âm, 1 hình ảnh siêu âm tuyến vú bình thường, tuyến mỡ xen kẽ lẫn nhau và không có phát hiện ra khối, nang hay có bất kỳ biến đổi cấu trúc nào trên hình ảnh siêu âm.

Bệnh nhân này khi làm sinh thiết thì là ung thư biểu mô tuyến tại chỗ đánh giá trên các bệnh phẩm sinh thiết. Khi mổ ra xong thì hoàn toàn không còn chỗ nào mà không phải tại chỗ mà xâm lấn. Toàn bộ những bệnh phẩm đem đi xét nghiệm được bóc tách thì được chẩn đoán là ung thư tuyến vú tại chỗ. Đây là 1 trong những ca thành công và bệnh nhân có tỉ lệ sống sót trên 5 năm là 90% theo y văn của thế giới. Với 1 tỉ lệ mắc rất là lớn, đứng hàng đầu trong ung thư trên thế giới và Việt Nam thì tỉ lệ ung thư vú ngày càng trẻ hóa, ngày càng mắc nhiều hơn. Trong 20 năm gần đây thì tỉ lệ mắc mới tăng lên gấp đôi và tỉ lệ tử vong là đứng hàng đầu thế giới. Nhưng do sàng lọc của chúng ta hiện nay chất lượng rất thấp nên tỉ lệ tử vong của ung thư vú hiện nay vẫn là cao. Bệnh nhân đến với ta khi khối u nó đã rất to, khi mà hạch đã đầy nách, di căn xương, di căn não đến lúc đó rồi chúng ta không còn ý nghĩa gì, chẩn đoán đã quá dễ dàng rồi, bác sỹ Hương cho hay.

TS.BS. Nguyễn Thu Hương - Trung tâm Điện quang Bệnh viện Bạch Mai.

Chụp Xquang vú là 1 trong những phương pháp được FDA công nhận là có thể giảm tỉ lệ tử vong do bệnh lý này gây ra. Vì sao nó được sử dụng làm trong sàng lọc, bởi vì nó đơn giản, thích hợp và nó rẻ tiền.

Xquang vú không chỉ phát hiện những khối to tướng như này mà cả những vi môi hóa (nghĩa là nhỏ hơn 0.5 mm), những cụm vi môi hóa đó trên 5, trên 4 và mới, chúng ta có thể nhìn thấy được. Với những chấm tóc như vậy chúng ta không thể sờ thấy, vì thế chúng ta phải cần đến Xquang vú. Và quan trọng hơn nữa đó là đánh giá những rối loạn cấu trúc, tại vì ở đây có các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh cho nên không chỉ những kiến thức cơ bản cho các bác sĩ lâm sàng được biết mà cả các bác sĩ chẩn đoán hình ảnh đều phải hết sức lưu ý.

Các bác sỹ khuyến cáo, tất cả phụ nữ trên 40 tuổi đều có chỉ định chụp Xquang để sàng lọc UTV. Với những phụ nữ dưới 40 tuổi có nguy cơ cao (mang gen đột biến BRCA1, BRCA2, trong gia đình có người bị ung thư vú, phụ nữ béo phì, tiểu đường, không sinh con, không cho con bú): nên chụp Xquang vú sớm hơn 5 năm so với khuyến cáo. Hàng tháng, sau khi sạch kinh, các chị em nên tự sờ hai tuyến vú của mình, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu gì bất thường thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Vương Anh
Theo Báo Đời sống & Tiêu dùng

Từ khóa: