Sự kiện hot
13 năm trước

Cô con nuôi rút 1.000 tỷ đã bay ra nước ngoài

Trong khi anh em bà Thạch Kim Phát phản ánh bức xúc về những "bất thường" trong vụ tranh chấp thừa kế 1.000 tỉ của bà Phát thì cô con nuôi bà đã bay ra nước ngoài, sau khi một mình mở két sắt nhận toàn bộ tài sản ký gửi tại ngân hàng.

Trong khi anh em bà Thạch Kim Phát phản ánh bức xúc về những "bất thường" trong vụ tranh chấp thừa kế 1.000 tỉ của bà Phát thì cô con nuôi bà đã bay ra nước ngoài, sau khi một mình mở két sắt nhận toàn bộ tài sản ký gửi tại ngân hàng.

Trong lúc gia đình anh em bà Thạch Kim Phát phản ánh những bức xúc về những điều “bất thường” xung quanh vụ tranh chấp thừa kế 1.000 tỉ đồng của bà Phát, thì cô con nuôi bà Phát tên là T.H.H.L (thường gọi là Nhi) đã bay ra nước ngoài, ngay sau khi một mình mở két sắt nhận toàn bộ tài sản được ký gửi tại Ngân hàng Sacombank.

Ngay sau khi bà Phát chết, cô Nhi đã đóng cửa nhà. Ảnh: P.B

Vì sao gia đình bà Phát kiện ngân hàng?

Ông Thạch Vũ Phương - đại diện cho gia đình dòng tộc, anh em ruột của bà Thạch Kim Phát (người chết đột ngột để lại tài sản 1.000 tỉ đồng) cho biết: Vào khoảng tháng 7.2011, chúng tôi biết cô Nhi đã liên hệ với các ngân hàng có tiền gửi của bà Phát, để rút tiền. Gia đình rất bất ngờ và khó hiểu vì không biết căn cứ vào đâu mà cô Nhi yêu cầu rút tiền vì toàn bộ bản chính, giấy tờ đăng ký gửi tại két sắt Ngân hàng Sacombank (hội sở chính).

Khi đó, gia đình lập tức liên hệ với các ngân hàng khác, thì các nơi này thông báo là cô Nhi đã làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với các sổ tiết kiệm với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Ông Phương trình bày: “Tôi thắc mắc vì bản chính đang được giữ tại két sắt ngân hàng, thì làm sao Nhi thực hiện việc khai nhận di sản thừa kế. Lúc này tôi lại biết cô Nhi khai báo với các ngân hàng có tiền gửi của bà Phát là mất sổ tiết kiệm và xin ngân hàng xác nhận số dư để làm thủ tục công chứng khai nhận di sản. Biết chuyện này, tôi đã mang vi bằng và hợp đồng thuê két sắt chứng minh các sổ tiết kiệm bản chính đang gửi tại két sắt Sacombank, nên các ngân hàng đã không chấp nhận cho Nhi rút tiền”.

Nhưng bất ngờ là ngày 30.5.2012, Ngân hàng Sacombank đã “đơn phương” giao toàn bộ tài sản, chứng từ, sổ tiết kiệm... cho một mình Nhi, mà trước đó ông Phương đại diện gia đình bà Phát cùng Nhi hai người ký gửi vào két sắt.

 Ông Phương cho biết: “Tôi đã có đơn yêu cầu ngân hàng không chấp nhận yêu cầu của Nhi, vì Nhi đã gian dối bằng việc khai mất bản chính các sổ tiết kiệm, là hành vi lừa dối ngân hàng, lừa dối công chứng để khai nhận di sản hợp pháp.

Hơn nữa việc đơn phương thanh lý hợp đồng, đơn phương mình cô Nhi nhận tài sản từ két sắt vừa vi phạm hợp đồng, vừa không đúng pháp luật”. Sau khi Nhi nhận toàn bộ tài sản ký gửi trong két sắt mang đi, thì ông Phương và gia đình bà Phát đã làm đơn khởi kiện Ngân hàng Sacombank ra toà.

Con nuôi bà Phát nói gì?

Ngày 30.5.2012, sau khi Ngân hàng Sacombank giao tài sản ký gửi cho Nhi, trước sự bức xúc của ông Phương và gia đình, thì ngày 5.6.2012, Nhi đã gửi một bức “tâm thư” đến ông Phương và gia đình anh em bà Phát. Nhi cho rằng: Hợp đồng giữa cô và anh em ông Phương ký với Ngân hàng Sacombank là hợp đồng thuê ngăn tủ sắt để cất các tài liệu, tài sản của bà Phát. Đó không phải là hợp đồng gửi ngân hàng, để ngân hàng này giữ các tài liệu, tài sản do bà Phát để lại.

Sacombank đã đề nghị cả ông Phương và Nhi thanh lý hợp đồng theo đúng quy định. Ngày 30.5.2012, Nhi và ông Phương có mặt tại Sacombank để làm việc, nhưng cuối buổi họp ông Phương đã không đồng ý trả ngăn tủ sắt và ông đã bỏ ra về. Ngay sau khi ông Phương bỏ về, Nhi đã ký thanh lý hợp đồng và cam kết sẽ chịu trách nhiệm thay cho Sacombank nếu có bất kỳ tổn thất, thiệt hại, hay chi phí bồi thường nào có liên quan đến hợp đồng thuê ngăn tủ sắt.

Nhi còn cho rằng, để giữ hoà khí trong gia đình, Nhi xin được tạm gác lại việc ông Phương thất hứa và không thực hiện cam kết được ghi nhận trong vi bằng số 73/2011 do Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh lập, hơn một năm trước, cũng như việc ông Phương nhiều lần ép Nhi kiện ra toà.

Nhi chỉ muốn gia đình hợp tác trên cơ sở pháp luật nhằm tìm một hướng giải quyết hợp tình, hợp lý. Cuối thư, Nhi còn nêu: “Cháu xin thông báo với cậu Phương và gia tộc về việc cháu rất sẵn sàng và vui lòng trao lại những tài sản trong di sản của má cháu (bà Phát - PV) nếu bất cứ người nào chứng minh được quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật”.

Chiều 15.6, theo nguồn tin riêng của báo Lao Động từ sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, ngày 12.6, Nhi đã làm thủ tục bay ra nước ngoài, sau khi đã lấy hết tài sản ký gửi trong két sắt ngân hàng. Trong khi đó, ông Phương cùng gia đình đang khởi kiện ngân hàng và chờ 2 người anh em từ Đức về VN để cùng xem xét việc chứng minh các giấy tờ liên quan đến việc có đầu tư, hùn hạp làm ăn, mua tài sản với bà Phát lúc còn sống.

 Theo Lao động

Từ khóa: