Sự kiện hot
13 năm trước

Cocktail được phát hiện như thế nào?

Có những câu chuyện là sự vô tình trộn lẫn thành phần nguyên liệu với nhau để tạo thành món ăn hấp dẫn, lại có câu chuyện là từ một sự tình cờ mà phải để công nghiên cứu, tìm tòi mới phát hiện ra được sự tinh túy ẩn giấu trong một nhành rong biển.

Có những câu chuyện là sự vô tình trộn lẫn thành phần nguyên liệu với nhau để tạo thành món ăn hấp dẫn, lại có câu chuyện là từ một sự tình cờ mà phải để công nghiên cứu, tìm tòi mới phát hiện ra được sự tinh túy ẩn giấu trong một nhành rong biển.

Cocktail được phát hiện như thế nào?

Ảnh:photobucket

Vào khoảng năm 1770, có một quán rượu ở Mỹ dùng lông  gà nhiều màu trang trí quán nhằm thu hút khách hàng. Một ngày nọ, có một nhóm khách đến và uống đến mức say mèm. Trong cơn say, họ gọi thêm một chai rượu nhưng lại chệch thành thêm 1 ly cocktail. Người phục vụ không biết các vị khách của mình muốn loại rượu gì bèn quyết định đem 2-3 loại rượu ra trộn lẫn vào nhau, sau đó pha thêm nước rồi cắm một cái lông gà vào một bên cốc. Khi khách hàng thưởng thức, họ hết lời ca ngợi vị ngon của rượu này và thường xuyên đến uống. Do đó, rượu Cocktail đã được tiếp tục phát triển và phổ biến đến ngày nay.

Bột ngọt được tìm ra như thế nào?

Ảnh:doremivn

Vào năm 1908, cũng như mọi ngày, vị giáo sư của trường đại học Tokyo (Nhật Bản) dùng cơm do vợ nấu thì phát hiện ra món canh ngon một cách đặc biệt. Ông bèn dùng thìa quấy nồi canh lên xem có những gì thì thấy chỉ có dưa chuột và một loại rong biển mà thôi. Ông bèn mang rong biển loại đó đem ra nghiên cứu, chia thành phần theo hóa học. Ông mất gần nửa năm mới tìm ra được rằng trong rong biển đó có một thành phần có thể làm cho thức ăn ngon hơn. Ông bèn lựa ra và tạo nên gia vị mới với tên gọi là bột ngọt (hay còn gọi là mì chính).

Thực đơn đặt ra dùng để làm gì?

Ảnh:photobucket

Vào năm 1533, một nàng hầu thân cận của nhà vua nước Pháp được lệnh dẫn một đầu bếp người Ý cùng với một người giúp việc nữa đến để giúp sửa lại thực đơn trong cung của nước Pháp cho ngon hơn. Đầu bếp đã ghi lại tên các món ăn, thành phần và cả cách chế biến để tránh quên. Do đó, thực đơn trong giai đoạn đầu chỉ có ý nghĩa là nhưng dòng ghi chép  “chống quên” của đầu bếp. Sau này, đến thế kỉ thứ 16, thực đơn mới làm nhiệm vụ là tên các món ăn cho khách hàng lựa chọn.

Có những câu chuyện là sự vô tình trộn lẫn thành phần nguyên liệu với nhau để tạo thành món ăn hấp dẫn, lại có câu chuyện là từ một sự tình cờ mà phải để công nghiên cứu, tìm tòi mới phát hiện ra được sự tinh túy ẩn giấu trong một nhành rong biển. Những câu chuyện nhỏ nhỏ nhưng thú vị này giúp ta có cái nhìn sâu và rộng hơn về xuất xứ các món ăn, về các thói quen ăn uống mà ta tưởng chừng rất đơn giản. Chính những phát hiện nhỏ mà dần dần sẽ làm nên nền văn hóa lớn của dân tộc và của nhân loại.

Dương Thị Phương
Theo Nanmeebooks


Từ khóa: