Dantin - Ngay sau khi báo Đời sống&Tiêu dùng có bài viết “Nhiều nghi vấn về sữa Danlait” (số 11 ra ngày 28/2) ông Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết đã gửi công văn tới Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đề nghị xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm loại sữa này.
Dantin - Ngay sau khi báo Đời sống&Tiêu dùng có bài viết “Nhiều nghi vấn về sữa Danlait” (số 11 ra ngày 28/2) ông Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế cho biết đã gửi công văn tới Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đề nghị xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm loại sữa này.
Sau khi nhận được công văn từ phía Việt Nam, Tổng cục Thực phẩm, Bộ Nông nghiệp Nông lương và Lâm sản của Pháp đã có văn bản trả lời Cục An toàn Thực phẩm (thông qua Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam) về việc xác nhận các sản phẩm sữa dê Danlaint do Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu được lưu hành tại Pháp và tuân thủ đầy đủ các quy định an toàn thực phẩm tại quốc gia này.
Như vậy, qua kết quả kiểm tra hồ sơ công bố, hồ sơ nhập khẩu của công ty và văn bản trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền tại Pháp, Cục ATTP khẳng định sản phẩm sữa dê Danlaint do Công ty TNHH Mạnh Cầm nhập khẩu là sản phẩm có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu nguyên lon về Việt Nam, từng lô hàng khi nhập khẩu đều được kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y và hoàn thành thủ tục thông quan hợp lệ, hợp pháp.
Về việc ghi nhãn phụ sản phẩm, qua kiểm tra hồ sơ công bố tại Cục ATTP cho thấy công ty thực hiện theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về ghi nhãn hàng hóa. Tuy nhiên, theo thông tin từ cơ quan quản lý thị trường Hà Nội thì Công ty đã ghi nhãn phụ sản phẩm không đúng với hồ sơ công bố khi lưu thông sản phẩm trên thị trường: Không ghi cụm từ “thực phẩm bổ sung” trước tên sản phẩm. Về vấn đề ghi nhãn mác không đúng này, Cục trưởng Cục ATTP Trần Quang Trung khẳng định, vấn đề ghi nhãn mác không đúng thì doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm, bởi họ ghi không đúng với những thông tin công bố với Cục.
Tuy nhiên, theo đại diện Quản lý thị trường Hà Nội, 1 trong 3 lý do niêm phong sản phẩm là do sản phẩm không đủ hàm lượng đạm như quy chuẩn VN với sữa bột, nhưng nhãn phụ lại ghi sản phẩm là sữa, như vậy là có sai sót. Tuy nhiên, chiếu theo quy chuẩn của thực phẩm dinh dưỡng công thức kể trên, lý do niêm phong hàng hóa do không đủ độ đạm là nhầm lẫn giữa yêu cầu với sữa bột nguyên chất và thực phẩm công thức.
Khi được hỏi về sự nhầm lẫn này, ông Trung không trả lời. Tuy nhiên ông Trung cho biết: Hiện có 13 cơ quan kiểm tra Nhà nước về thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu chính ngạch phải có kết quả kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được thông quan.
Cũng sau bài viết đăng tải trên báo Đời sống& Tiêu dùng, nhiều bạn đọc gửi thông tin đến báo phản ánh nhiều vấn đề liên quan đến loại sữa xách tay có nguồn gốc, xuất xứ và giá bán không rõ ràng.
L.A- N.C